‘Siêu bão’ kéo dài 100 năm trên sao Thổ tạo ra tín hiệu vô tuyến không thể giải thích

Mỹ bắt được tín hiệu vô tuyến không thể giải thích từ Sao Thổ - Báo Người  lao động
Cận cảnh siêu bão năm 2010 hình thành ở bán cầu bắc của sao Thổ, bao quanh toàn bộ hành tinh (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Viện Khoa học Vũ trụ).

Những “siêu bão” đáng sợ được ví như cơn giông lớn với đường viền tối của nó bao quanh toàn bộ hành tinh đang lan rộng ra sao Thổ. Còn được gọi là “Vết trắng lớn” (Great White Spots), chúng phun trào 20 hoặc 30 năm một lần ở bán cầu Bắc của hành tinh và hoành hành không ngừng trong nhiều tháng. Chúng có nhiều điểm tương đồng với bão trên trái đất, tuy nhiên với quy mô lớn gấp nhiều lần.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sáu trong số những cơn bão trên toàn hành tinh này quét qua Sao Thổ kể từ năm 1876 trong đó, cơn bão gần đây nhất xảy ra được ghi nhận vào tháng 12 năm 2010, khi tàu vũ trụ Cassini của NASA tình cờ quay quanh hành tinh này, nhờ vậy đã ghi lại được toàn bộ vòng đời 200 ngày của siêu bão.

Theo các bản quét kính viễn vọng vô tuyến gần đây, tác động liên tục của siêu bão bùng phát trên Sao Thổ hơn 100 năm trước vẫn có thể nhìn thấy trong bầu khí quyển của hành tinh ngày nay và để lại những dị thường hóa học dai dẳng mà các nhà khoa học không thể giải thích đầy đủ.

Nói cách khác, rất lâu sau khi một siêu bão biến mất khỏi tầm nhìn, tác động của nó đối với thời tiết của Sao Thổ kéo dài hàng thế kỷ.

Hình ảnh vô tuyến của Sao Thổ được chụp bằng VLA vào tháng 5 năm 2015. (Ảnh: R.J. Sault và I. de Pater).

Những tàn tích của siêu bão trên sao Thổ tồn tại một cách dị thường ở dạng khí amoniac và chỉ có thể nhìn thấy ở bước sóng vô tuyến. Lớp mây trên cùng của sao Thổ được cấu tạo chủ yếu từ các đám mây băng amoniac. Nhưng trong các quan sát vô tuyến của họ, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy các vùng có nồng độ amoniac thấp bất ngờ ngay bên dưới lớp mây này ở các khu vực có liên quan đến các cơn bão trong quá khứ. Trong khi đó, hàng trăm dặm bên dưới cùng những vùng khí quyển này, nồng độ amoniac tăng đột biến cao hơn nhiều so với bình thường.

Theo các tác giả nghiên cứu, việc bùng phát của siêu bão dường như đã thúc đẩy một số quá trình vận chuyển amoniac bí ẩn, kéo khí amoniac từ tầng khí quyển trên của sao Thổ vào sâu trong bầu khí quyển phía dưới, có thể bằng hình thức dạng mưa “nấm” trong đó có mưa đá. Những quả bóng amoniac rơi vào bầu khí quyển trước khi bay hơi trở lại, tạo nên một quá trình hỗn độn kéo dài hàng trăm năm sau khi một cơn bão biến mất một cách rõ ràng.

Mặc dù các cơ chế đằng sau những dị thường khí quyển này và các siêu bão của sao Thổ nói chung vẫn còn là một bí ẩn, nhưng việc nghiên cứu sâu hơn về chúng có thể mở rộng không chỉ hiểu biết của chúng ta về cách các hành tinh khổng lồ hình thành mà còn về những gì thúc đẩy các hệ thống bão như “Vết trắng lớn” của sao Thổ.

Hiểu được cơ chế của những cơn bão lớn nhất trong hệ mặt trời đưa lý thuyết về bão vào bối cảnh vũ trụ rộng lớn hơn, thách thức kiến ​​thức hiện tại của chúng ta và mở rộng ranh giới của khí tượng học trên mặt đất.

Cheng Li, tác giả chính của nghiên cứu, trợ lý Giáo sư tại Đại học Michigan (Mỹ)

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích