Siêu bão diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới: Thảm họa của biển đổi khí hậu
Siêu bão diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới: Thảm họa của biển đổi khí hậu
Tổ chức WWO cảnh báo, việc nhiều siêu bão đổ bộ vào các quốc gia trên thế giới trong 10 ngày qua là dấu hiệu cảnh báo về hậu quả nghiệm trọng của biến đổi khí hậu.
Mới đây, trang tin của Liên Hiệp Quốc UN News, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã đăng tải về cảnh báo việc 4 cơn siêu bão xuất hiện cùng thời điểm quần thảo nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tan hoang là dấu hiệu cho thấy hậu quả của biến đổi của khí hậu.
Theo ghi nhận trong đó có bão lan đổ bộ vào bang Florida của Mỹ, Cuba và Noru quần thảo Philippines và Việt Nam được xem là cấp thảm họa thiên tai báo động. Lan và Noru đã trải qua các đợt tăng cường sức mạnh bất thường ngay trước khi đổ bộ vào Mỹ, Philippines và Việt Nam.
WMO cho biết, biến đổi khí hậu nhiều khả năng sẽ làm tăng tỉ lệ các xoáy thuận nhiệt đới lớn trên toàn cầu, khiến lượng mưa cũng tăng theo cấp độ nhân. Từ đó làm mực nước biển dâng cao gây lũ lụt trầm trọng.
Bão lan đổ bộ vào miền tây Cuba ngày 27/9 sau đó mạnh lên và tăng kích thước lớn trên biển vùng vịnh Mexico rồi di chuyển về phía Florida. Nó đổ bộ vào bang Florida, Mỹ ngày 28/9 với sức gió 240 kmh/h tại các khu dân cư đông đúc. Lan được mô tả là một trong những thảm họa thiên tai lớn nhất trong lịch sử đổ bộ vào Florida.
Thiệt hại về thương vong vẫn chưa được cập nhật chính xác, song thống kê về thiệt hại cơ sở hạ tầng là vô cùng khủng khiếp. Thị trưởng Fort Myers, Kevin Anderson, nói về sự tàn phá từ cơn bão Ian đối với thành phố là vô cùng tàn khốc, như thể trận địa sau chiến tranh.
Trong khi đó, cả Cuba và Mỹ đều là những quốc gia đứng đầu thế giới về khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Nhưng tất cả đã phải bàng hoàng trước sức mạnh của cơn bão.
Trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Noru cũng đã tàn phá khu vực đông bắc của Philippines hôm 25/9 với tên gọi siêu bão Karding. Giống như lan, bão Noru tưởng như đã suy yếu thành áp thấp sau khi vào Philippines nhưng sau đó nó lại tăng cường sức mạnh trên biển Đông rồi hướng vào Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Việt Nam với sức gió 134-166km/h (tương đương với bão cấp 2 trên Thang đo SaffirSimpson).
Theo Văn phòng Giảm nhẹ thiên tai của Liên Hiệp Quốc cho hay, Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực dễ xảy ra thiên tai nhất thế giới, chiếm 31% số sự kiện, 47% thiệt hại nhân mạng và 31% thiệt hại kinh tế do thảm họa thời tiết, khí hậu và nước toàn cầu.
Khí hậu trở nên khắc nhiệt và các rủi ro thiên thai đang ngày càng chứng minh hậu quả ghê gớm do biến đổi khí hậu gây ra. WMO nhấn mạnh: “Điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta phải mở rộng quy mô hành động trên các hệ thống cảnh báo sớm để xây dựng khả năng chống chịu với các rủi ro khí hậu hiện tại và tương lai ở các cộng đồng dễ bị tổn thương”, Tổng thư ký WMO, GS Petteri Taalas cho biết./.
Bảo My (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị