Saudi Arabia lên kế hoạch trồng 10 tỷ cây xanh để phục hồi khí hậu

Saudi Arabia lên kế hoạch trồng 10 tỷ cây xanh để phục hồi khí hậu

Các cuộc thảo luận tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ về biến đổi khí hậu tại Bonn của Đức, hướng đến Hội nghị COP 29 diễn ra vào tháng 11 tới tại Azerbaijan nhấn mạnh, không còn nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự sống trên hành tinh đang ngày một nóng hơn.

Các cuộc thảo luận tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ về biến đổi khí hậu tại Bonn của Đức, hướng đến Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP 29) diễn ra vào tháng 11 tới tại Azerbaijan nhấn mạnh, không còn nhiều thời gian để chuẩn bị cho sự sống trên hành tinh đang ngày một nóng hơn.

untitled-3.jpg
Saudi Arabia lên kế hoạch trồng cây xanh để cắt giảm lượng khí thải carbon.

Saudi Arabia cho biết, họ đang lên kế hoạch trồng 10 tỷ cây xanh trong vương quốc. Đây được xem là trọng tâm của kế hoạch chống biến đổi khí hậu tiếp theo, giữa lúc các quốc gia cảnh báo, họ đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho sự sống trên hành tinh ngày càng nóng hơn.

Các đại biểu tại hội nghị đã nghe kế hoạch trồng cây xanh của Saudi Arabia sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon và cung cấp bóng mát – mang lại khả năng phục hồi khí hậu. Động thái này của Saudi Arabia vốn đã được khen ngợi trong Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 28) năm 2023 ở Expo City của Dubai, UAE.

COP 28 đã thống nhất việc thích ứng với nhiệt độ tăng cao tập trung vào 7 lĩnh vực chính gồm lương thực và nước. Giờ đây mỗi quốc gia có trách nhiệm thực hiện điều đó khi đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu gia tăng.

Cùng với các quốc gia xây dựng kế hoạch phát thải mới vào năm 2025, Saudi Arabia cho biết, họ lên kế hoạch cho các chính sách giải quyết cả vấn đề về lượng khí thải carbon và khía cạnh chuẩn bị sẵn sàng đối phó.

Kỹ sư về khí hậu Khalid Alharthi công tác tại Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết, Saudi Arabia – một trong những quốc gia nằm ven biển khô cằn, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Ông nói trong cuộc đàm phán về khí hậu ở Bonn rằng, Saudi Arabia đang dựa vào các điều khoản của Thỏa thuận Paris, thực hiện các chính sách thích ứng với cắt giảm carbon, xem nó như một hình mẫu cho kế hoạch chống biến đổi khí hậu tiếp theo của mình.

anh-2.jpg
Hội nghị về biến đổi khí hậu cũng đã nghe kế hoạch trồng cây đước, hiện Pakitan đang trồng để bảo vệ môi trường sống ven biển.

Vương quốc này cũng có kế hoạch trồng 100 triệu cây ngập mặn dọc theo bờ biển của mình, để thu giữ carbon, cung cấp môi trường sống và làm chậm xói mòn bờ biển. Ngoài ra có thể trồng thêm cây xanh trong các thành phố làm giảm nhiệt độ khoảng 2,2 độ C.

Giáo sư Piers Forster, cựu tác giả của các bài báo khoa học top đầu của LHQ, mới đây cảnh báo, theo một nghiên cứu mới của 15 quốc gia, nhiệt độ tăng ở mức 0,27 độ C trong một thập kỷ, khiến việc xây dựng khả năng phục hồi khí hậu trở nên “thách thức hơn”.

Ông nói với tờ The National tại hội nghị, mục tiêu toàn cầu về khả năng thích ứng nhấn mạnh ở các cuộc đàm phán COP 28 ở Dubai và hiện nay ở Bonn cũng “quan trọng” như những nỗ lực cắt giảm khí thải. Nếu bạn nhìn khắp thế giới hiện nay, bạn sẽ thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để thích ứng với tình hình hiện tại”. Ông nói thêm: “Hành động vì khí hậu không phải là cái này hay cái kia mà chúng ta vừa phải giảm lượng khí thải vừa phải thích ứng. Đồng thời ông cảnh báo, một số biện pháp phục hồi như: cây trồng biến đổi gen để chống hạn hán “cần có nhiều thời gian”, trong khi nhiệt độ đang tăng nhanh hơn bao giờ hết.

Nhiệt độ kỷ lục trong tháng 5 có nghĩa là đã có 12 tháng liên tiếp nóng kỷ lục vào thời điểm đó trong năm. Giáo sư Forster cho biết: “Chỉ bằng cách giảm lượng khí thải, chúng ta mới có thể giảm tốc độ thay đổi nhiệt độ và điều đó sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian để thực hiện một số biện pháp thích ứng quan trọng”.

Các nhà đàm phán tại hội nghị Bonn đang xem xét khả năng phục hồi có thể tìm được chỗ đứng như thế nào trong các chiến lược xanh mới mà các quốc gia phải vạch ra trước năm 2025, trên nền thỏa thuận gọi là sự đồng thuận của UAE.

untitled-1.jpg
Các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu.

Các cuộc đàm phán liên quan việc đánh giá các kế hoạch thích ứng quốc gia cho đến nay đã đệ trình lên bộ phận phụ trách khí hậu của LHQ khoảng 53 kế hoạch tính đến cuối COP 28.

Chủ tịch COP 28 Sultan Al Jaber của UAE cho biết, khuôn khổ thích ứng là “một trong những trụ cột và kết quả then chốt” của COP 28 vào cuối năm ngoái.

Abdelaziz Harib, một nhà đàm phán từ nhóm đàm phán COP 28 cho biết, thích ứng là một “quá trình tiến bộ phải được xây dựng dựa trên những nỗ lực hiện có” và phải được “cung cấp bằng khoa học và kỹ thuật tốt nhất hiện có”. Ông gọi việc thích ứng là một “tham vọng quan trọng về hành động vì khí hậu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển không chỉ phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng tăng mà còn một loạt thách thức phát triển rộng lớn hơn”.

Nhóm Chủ tịch COP 29 từ Cộng hòa Azerbaijan cho biết, họ sẽ “dựa trên công việc mà các hội nghị về khí hậu trước đó đã thực hiện, tăng cường hỗ trợ tài chính cho việc thích ứng và phục hồi khí hậu”.

Trong khi những nỗ lực lớn đã được cam kết tại COP 28 nhằm làm chậm tốc độ nóng lên toàn cầu, các cuộc thảo luận về thích ứng chấp nhận rằng, một số điều kiện ngày càng tồi tệ là không thể tránh khỏi đã và đang xảy ra.

Ủy ban toàn cầu về thích ứng của LHQ nói, họ không thể có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh nay cùng một lúc để bảo vệ các thành phố, khu vực ven biển, địa điểm văn hóa và nhiều khu vực khác.

Thỏa thuận khung ở COP 28 trước đó, đã đặt trọng tâm vào 7 mục tiêu chủ đề về nước, thực phẩm, sức khỏe, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và di sản văn hóa. Khác với việc cắt giảm khí thải (giảm thiểu theo thuật ngữ của LHQ), không có cách nào đơn giản để đo lường tiến độ thích ứng.

Những nỗ lực phục hồi có thể bao gồm phòng chống lũ lụt, trồng trọt chống hạn hán và trong trường hợp cực đoan thậm chí di chuyển dân cư ra khỏi khu vực bị đe dọa. Ở phía bắc Bắc Cực của Trái đất, một nông dân Sami nuôi tuần lộc nói với The National rằng, những nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng đất làm năng lượng xanh đang ảnh hưởng đến sinh kế.

Susanna Israelsson, đại diện cư dân Sami cho biết: “Chúng tôi buộc phải thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở Bắc Cực. Có quan niệm cho rằng “thích ứng là vô tận”, trong khi thực tế “Bắc Cực đang sôi sục”. Cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào hệ sinh thái, những khu vực còn lại mà chúng tôi sở hữu có tầm quan trọng vô cùng để phục hồi hoạt động chăn nuôi tuần lộc giúp chúng tôi tồn tại.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích