Sau dịch bệnh, “cú hích” cho Bất động sản vùng ven

Sau dịch bệnh, “cú hích” cho Bất động sản vùng ven

Châu Bình –  Thứ ba, 02/11/2021 08:40 (GMT+7)

Dịch bệnh đã làm thay đổi rất nhiều suy nghĩ của người dân về bất động sản. Theo đó, người dân quan tâm nhiều hơn về không gian bất động sản, môi trường sống, tiện ích xung quanh…

Tâm lý sợ dịch bệnh trở lại

Dịch Coivd -19 đã làm ảnh hưởng nghiệm trong đến các hoạt động kinh doanh sản xuất trong thời gian qua. Đối với thị trường nhà đất, dịch bệnh đã khiến cho nhiều kế hoạch hoạt động của các công ty phải bị đình trệ. Thị trường gặp khó khăn khi nhà đầu tư thận trọng hơn trước hoặc “án binh bất động”…

tm-img-alt
Sau dịch bệnh, xu hướng BĐS vùng ven nhận được sự quan tâm của người dân

Tuy nhiên, dịch bệnh cũng đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người dân trong việc mua nhà đất ở khu vực vùng ven Sài Gòn. Theo đó, nhiều người dân có thu nhập trung bình và khá đang có nhiều quan tâm đến thị trường vùng ven hiện nay.

Anh Huỳnh Quang Hiển (ngụ quận Bình Tân) chia sẻ, khu vực tôi sống có vài người mất vì Covid – 19, thật sự rất buồn. Nhiều người ở trong nhà và ít tiếp xúc với người khác, tuy nhiên cũng không may mắc bệnh. Dù khỏi bệnh, nhưng cũng tạo ra tâm lý sợ hãi trong lòng. Trong thời tới, nhiều người bắt đầu đi tìm mua nhà đất vùng ven, có không gian sống và được quy hoạch tốt để chuyển chỗ ở. Bởi vì, chán cảnh ở trọ hoặc nhà thuê trong khác sống bí bách hiện nay.

“Nhiều người lo sợ dịch bệnh trở lại, nên khi dịch được kiểm soát họ đã đi coi đất. Chính bản thân tôi cũng quan tâm và đã đi xem vài dự án ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Thật sự mà nói, dù thu nhập không cao nhưng nếu vay mượn và công việc hiện tại vẫn ổn định thì có thể tôi sẽ mua được đất hoặc nhà. Tìm một không gian sống tốt, thoải mái hiện tại là ưu tiên hàng đầu của tôi và nhiều người bạn quanh khu tôi sống…”, anh Hiển chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Tập đoàn BĐS Thắng Lợi cho biết, BĐS vùng ven đang trở thành “con cưng” trong thị trường BĐS nhờ nhiều yếu tố bứt phá. Yếu tố lợi thế đầu tiên có thể kể đến từ xu hướng của thị trường. Với xu hướng bỏ phố về vườn cùng tâm lý chọn nhà thoáng mát, hài hòa với thiên nhiên của một bộ phận không nhỏ người dân hậu Covid thì những dự án BĐS vùng ven mới đáp ứng yêu cầu.

Theo ông Quyền, từ góc độ nguồn cung, có thể thấy nhu cầu thị trường thì luôn luôn lớn nhưng nguồn cung tại các thành phố lớn với quỹ đất hạn hẹp khiến nguồn cung rất hạn chế, không đủ cầu vì vậy vùng ven chính là nơi dẫn đầu nguồn cung mới cho thị trường. Bên cạnh đó, những yếu tố về giá vừa phải với tỷ suất sinh lời cao chính là lý do BĐS vùng ven trở thành “vùng trũng” hút dòng tiền đầu tư lớn.

“Ngoài ra, thị trường ven đô còn thỏa mãn các yếu tố như cách trung tâm thành phố từ 20 – 40 phút lái xe, hạ tầng phát triển đồng bộ, phát triển nhiều khu công nghiệp… Điều này cũng kéo theo không ít nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường lẫn nhà đầu tư lão luyện tham gia vào thị trường nhằm tận dụng lợi thế…”, ông Quyền chia sẻ.

Còn ông Chu Ngọc Trung, CEO Đất Phát Corp cho rằng, nhu cầu về nhà ở hoặc đầu tư ở thị trường vùng ven TP.HCM luôn có. Sau dịch bệnh, nhu cầu tìm nhà hoặc đất vùng ven để định cư của một bộ phận người dân ở TP.HCM sẽ là rất lớn. “Tâm lý sợ dịch bệnh quay trở lại, nhưng không gian sống thì chật hẹp hiện nay ở TP.HCM sẽ khiến người dân muốn tìm một nơi tốt hơn để an cư lâu dài. Đối với người có công việc tự do thì họ sẵn sàng rời TP.HCM để ra vùng ven để ở và tìm kiếm việc làm mới…Bệnh cạnh đó, với mức giá hiện nay, thì người có thu nhập trung bình và khá có thể mua được đất ở khu vực vùng ven rồi”, ông Trung cho hay.

Nhiều triển vọng cho thị trường thời gian tới

Theo dự báo của DKRA Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản quý 4/2021 đa phần nguồn cung mới của các phân khúc có thể tăng nhẹ. Trong đó, nguồn cung mới đất nền tập trung chủ yếu ở thị trường các tỉnh giáp ranh và lân cận, riêng TP.HCM vẫn tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới.

tm-img-alt
Thị trường BĐS đang cho thấy những dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây

DKRA cho biết, đất nền vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong đầu tư bất động sản; do đó, sức cầu chung có thể phục hồi vào những tháng cuối năm khi dịch bệnh được kiểm soát và tình hình kinh tế – xã hội ổn định trong trạng thái bình thường mới. Những dự án có pháp lý và hạ tầng hoàn thiện tiếp tục thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, số liệu trong 6 tháng đầu năm 2021 của thị trường bất động sản đã cho thấy dấu hiệu dần phục hồi khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát, có một số chỉ số tương đối khả quan.

Như về nguồn cung, có 180 dự án với 55.576 căn (tăng 23%) so với cùng kỳ năm 2020. Về lượng giao dịch, có 55.335 giao dịch thành công (tăng 29%) so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, trong các tháng cuối quý I, thị trường có hiện tượng sốt giá cục bộ ở một số phân khúc và một số địa phương nhưng đã được kiểm soát kịp thời.

Sang đến quý III/2021, khi nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thực hiện cách ly, giãn cách triệt để, nghiêm ngặt thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng, thiệt hại lớn. Thị trường bất động sản trong quý III càng gặp nhiều khó khăn hơn so với quý II.

Thống kê cho thấy, tổng nguồn cung bất động sản nhà ở cả nước chỉ đạt khoảng 60-70%. Nếu tính cục bộ một số địa phương, nguồn cung bất động sản còn thấp hơn nhiều do hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội không thể thực hiện được.

Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, đến nay trên cả nước có 37 dự án với 18.872 căn được cấp phép, bằng khoảng 69% so với quý II/2021; 701 dự án với 244.936 căn đang triển khai xây dựng, bằng khoảng 70% so với quý II/2021. Có 50 dự án với 7.444 căn hoàn thành.

Lượng giao dịch trên thị trường cũng giảm chỉ bằng khoảng 35- 40% so với quý II, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 40- 50% lượng chào bán trên thị trường, một số khu vực thị trường có hiện tượng “đóng băng tạm thời”. Với thị trường căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ quý III, tổng lượng giao dịch cũng giảm rất mạnh với 10.400 giao dịch thành công so với con số trên 18.300 giao dịch trong quý II.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích