Sản lượng điện tái tạo toàn cầu dự kiến vượt điện than vào năm 2025

Sản lượng điện tái tạo toàn cầu dự kiến vượt điện than vào năm 2025

Theo IEA, các loại năng lượng tái tạo trong đó có thủy điện, năng lượng Mặt Trời và gió, sẽ cung cấp tổng cộng 35% điện năng vào năm 2025, so với mức 30% của năm 2023.

Theo IEA, các loại năng lượng tái tạo trong đó có thủy điện, năng lượng Mặt Trời và gió, sẽ cung cấp tổng cộng 35% điện năng vào năm 2025, so với mức 30% của năm 2023.

Nhật báo Les Echos dẫn dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, vào năm 2025, năng lượng tái tạo dự kiến sẽ cung cấp 35% sản lượng điện toàn cầu và đó sẽ là lần đầu tiên lượng điện từ các nguồn tái tạo được sản xuất trên quy mô toàn cầu vượt quá sản lượng điện than.

Theo IEA, các loại năng lượng tái tạo trong đó có thủy điện, năng lượng Mặt Trời và gió, sẽ cung cấp tổng cộng 35% điện năng vào năm 2025, so với mức 30% của năm 2023. Riêng năng lượng Mặt Trời và gió sẽ đáp ứng 75% nhu cầu.

Sự trỗi dậy của năng lượng từ gió và Mặt Trời

Mặc dù sản lượng điện từ năng lượng tái tạo tăng, nhưng sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than dự kiến cũng sẽ không giảm từ năm 2024, do nhu cầu tăng rất mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ nói riêng.

Tuy nhiên, IEA cũng hy vọng công suất thủy điện của Trung Quốc có thể tăng mạnh, góp phần giảm tỷ trọng sử dụng than để sản xuất điện, và nhờ đó lượng khí thải CO2 tổng thể từ ngành điện cũng sẽ giảm.

Liên minh châu Âu đang chứng kiến một sự đảo ngược chưa từng có và sẽ là một bước ngoặt. Mặc dù mức tiêu thụ điện trong khu vực này tăng trở lại 0,7% trong nửa đầu năm 2024 (+9 TWh), sản lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Trời đã vượt quá sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch trong sáu tháng đầu năm nay, theo Viện nghiên cứu Ember của Anh. Điều này cho thấy việc sản xuất năng lượng gió và Mặt Trời tiếp tục bùng nổ trong nửa đầu năm 2024 tại khu vực này.

Theo báo cáo của Trung tâm phân tích và phản ánh về khí hậu và năng lượng châu Âu, sản lượng năng lượng Mặt Trời đã tăng 20% (+23 TWh) và sản lượng điện gió tăng 9,5% (+21 TWh) so với sáu tháng đầu năm 2023.

Tổng cộng, hai nguồn năng lượng này đã tăng 13% (+45 TWh). Thị phần sản xuất điện của hai loại năng lượng tái tạo này trong EU đã tăng từ 27% của nửa đầu năm 2023 lên 30% vào năm 2024, một kỷ lục lịch sử.

Nếu tính thêm mức tăng 21% của thủy điện (+33 TWh), vốn đã phục hồi sau hạn hán khiến cho sản lượng thấp vào năm 2022 và 2023, thì ba nguồn năng lượng tái tạo này đã sản xuất một nửa sản lượng điện của EU trong nửa đầu năm 2024, trong khi kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm ngoái là 44%.

Sự phát triển của điện gió và điện Mặt Trời đã giúp đáp ứng và vượt quá nhu cầu sử dụng điện, dẫn đến việc giảm nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện. Nhờ đó, lượng khí thải CO2 cũng giảm 17% trong 6 tháng đầu năm.

Viện nghiên cứu Ember lưu ý: “Lượng phát thải trong nửa đầu năm hiện thấp hơn gần 1/3 (-31%) so với nửa đầu năm 2022, một mức giảm chưa từng có trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.”

“Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi mang tính lịch sử đang diễn ra nhanh chóng,” nhà phân tích dữ liệu cấp cao về năng lượng và khí hậu tại Ember Chris Rosslowe cho biết. Theo chuyên gia này, “nếu các quốc gia thành viên có thể duy trì động lực triển khai năng lượng gió và Mặt Trời, thì việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch sẽ thực sự bắt đầu được thực hiện.”

Ngay cả khi xu hướng giảm trong sản xuất năng lượng hóa thạch vẫn không chắc chắn thì sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo sẽ không suy yếu trong những tháng tới. Hiệp hội thúc đẩy việc sử dụng năng lượng gió ở châu Âu Wind Europe có kế hoạch lắp đặt thêm 15,8 GW công suất gió tại EU vào năm 2024, trong khi tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất linh kiện năng lượng Mặt Trời ở châu Âu SolarPower Europe có kế hoạch bổ sung thêm 62 GW công suất năng lượng Mặt Trời trong cùng kỳ. Những diễn biến này đủ để khẳng định sự thay đổi ngoạn mục trong nguồn lực năng lượng châu Âu.

Nhu cầu tăng 4% vào năm 2025

Nhìn chung, IEA nhận thấy nhu cầu tăng trưởng hàng năm đang quay trở lại với mức chưa từng thấy kể từ năm 2007 (không bao gồm sự phục hồi sau COVID-19). Và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Nhu cầu điện toàn cầu, được thúc đẩy bởi hoạt động kinh tế và điện khí hóa thiết bị, dự kiến sẽ tăng 4% vào năm 2024 và thêm 4% nữa vào năm 2025.

Chuyên gia Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh tại IEA, nhấn mạnh “nhu cầu điện tăng vọt trên toàn thế giới cho thấy vai trò ngày càng tăng của điện trong nền kinh tế của chúng ta cũng như tác động của các đợt nắng nóng nghiêm trọng.”

Tại Mỹ, nhu cầu điện, vốn đã giảm vào năm ngoái do thời tiết ôn hòa, dự kiến sẽ tăng 3% trong năm nay, do hoạt động kinh tế và nhu cầu về điều hòa không khí. Đặc biệt, sự phát triển của các trung tâm dữ liệu và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đang sử dụng một lượng điện không hề nhỏ.

Tại Ấn Độ, do đợt nắng nóng ảnh hưởng đến nước này, nhu cầu dự kiến sẽ tăng 8%. Ở Trung Quốc, con số này sẽ là 6%. Ở mức vừa phải hơn, nhu cầu điện ở châu Âu sẽ tăng kỷ lục 1,7%, sau hai năm suy giảm do khủng hoảng năng lượng và giá cả tăng vọt.

Giám đốc Keisuke Sadamori nhận xét: “Thật đáng khích lệ khi thấy tỷ lệ năng lượng sạch ngày càng tăng, nhưng điều này cần phải diễn ra nhanh hơn.”

Giám đốc Sadamori kêu gọi tăng cường mạng lưới và các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng tốt hơn “để giảm tác động của nhu cầu điều hòa không khí ngày càng tăng”.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích