Sa tử cung sau sinh – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Sa tử cung sau sinh – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Sa tử cung sau sinh là bệnh lý hậu sản rất dễ gặp phải nếu như người bệnh không nghỉ ngơi điều độ. Chính vì vậy, cần nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng ngừa để tránh gây biến chứng về sau.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung (sa dạ con) tình trạng thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo. Sở dĩ sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh là do quá trình thai nghén dài kết hợp khi sinh thường qua đường âm đạo dễ tạo tổn thương cho hệ dây chằng nâng đỡ tử cung.

Bệnh thường gặp nhất ở những phụ nữ sau sinh không nghỉ ngơi đủ mà đã làm việc nặng, ngồi xổm nhiều gây sức ép cho phần dây chằng chưa kịp phục hồi. Dần dần dây chằng 2 bên tử cung bị giãn, độ đàn hồi giảm dần dẫn tới tình trạng sa tử cung không mong muốn.

sa tu cung 4

Sa tử cung sau sinh là bệnh lý cực nguy hiểm chị em không thể chủ quan (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây sa tử cung sau sinh

Sự xuất hiện của những dấu hiệu sa tử cung sau sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

– Vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh bị chấn thương, đặc biệt là khi chị em nữ giới sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.

– Chị em nữ giới lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung của chị em bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa hoàn toàn phục hồi lại sau khi sinh, dẫn đến tình trạng thành tử cung bị sa xuống.

– Dị tật bẩm sinh ở tử cung người phụ nữ như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường… cũng có thể là nguyên nhân gây sa tử cung.

– Chị em nữ giới sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng và làm xuất hiện các dấu hiệu sa tử cung sau sinh.

– Can thiệp y khoa trong khi sinh như phẫu thuật nội soi, sinh mổ, thực hiện bỏ nhau thai bằng tay, sử dụng thuốc oxytocin…

sa tu cung 2

Ảnh minh họa

Biểu hiện thường gặp khi bị sa tử cung

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, thường sẽ không cảm nhận được dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Chính vì thế, khi phát hiện được thì bệnh đã ở mức độ nặng hơn.

Các dấu hiệu nhận biết khi bệnh sa dạ con ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể cảm nhận được như:

– Cảm giác như có vật gì đó ở trong âm đạo

– Cảm giác căng tức, nặng ở vùng chậu

– Rối loạn tiểu tiện không kiểm soát, hoặc tiểu khó

– Rối loạn đại tiện

– Cảm giác chật chội khi quan hệ tình dục

– Có khối lồi ra ngoài âm đạo có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

sa tu cung 5

Ảnh minh họa

Nếu có các biểu hiện trên, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, có các yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung và làm gián đoạn các hoạt động bình thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác tình trạng bệnh.

Bệnh sa tử cung được sử dụng một hệ thống phân loại được gọi là hệ thống POP-Q để đo mức độ sa theo cm. Được chia ra làm 3 giai đoạn theo các mức độ mà tử cung sa xuống thành âm đạo.

– Cấp độ 1: Tử cung bắt đầu có hiện tượng sa xuống ống âm đạo.

– Cấp độ 2: Tử cung trượt đến gần cửa âm đạo, có thể chạm vào được tử cung khi đưa tay vào âm đạo

– Cấp độ 3: Tử cung nhô ra bên ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy được.

Ở cấp độ 1 và 2 thì người bệnh có thể sử dụng các cách điều trị sa tử cung ở mức độ nhẹ để gia tăng khả năng phục hồi bệnh. Nhưng nếu như giữ tâm lý e ngại không muốn thăm khám, không muốn điều trị sớm thì sa tử cung có thể chuyển biến nặng thành cấp độ 3 (tử cung sa hẳn ra bên ngoài) và kèm các biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa sa tử cung

Hiện tượng sa tử cung sau sinh liên quan tới các cơ dây chằng bị suy yếu nhiều nguyên nhân trong quá trình mang thai và sinh nở gây ra. Bệnh cũng gây ra nhiều khó khăn, phiền toái cho cuộc sống của phụ nữ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy cố gắng:

Thực hiện các bài tập kegel thường xuyên. Các bài tập này giúp tăng cường cơ sàn chậu nâng đỡ các nội tạng trong đó có tử cung, đặc biệt quan trọng sau khi sinh con.

– Táo bón làm tăng áp lực vùng bụng, gây ra nguy cơ sa tử cung nhất là thời điểm sau sinh khi các cơ suy yếu, lỏng lẻo. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.

– Độ tuổi 22-29 được coi là độ tuổi sung mãn và thích hợp cho việc sinh nở, giúp giảm nguy cơ sa tử cung bằng các cơ dây chằng lúc này có khả năng đàn hồi tốt, chưa bị lão hóa.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động nặng nhọc sau khi sinh, tránh mang vác vật nặng để các cơ vùng chậu được co trở lại như ban đầu.

– Khi sinh cần được các cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ, không để thời gian chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu rách trong khi sinh.

Bạn cũng có thể thích