Quýt Wakayama Nhật Bản chính thức gia nhập thị trường Việt Nam

Quýt Wakayama Nhật Bản chính thức gia nhập thị trường Việt Nam

Hôm nay, 2000 kg Quýt Unshu của tỉnh Wakayama Nhật Bản đã được bán tại siêu thị AEON Long Biên. Quýt Unshu được nhập khẩu bởi nhà phân phối Tony Fruit.

Quýt Unshu của tỉnh Wakayama Nhật Bản sẽ được mở bán tại hệ thống Trung tâm Bách hoá tổng hợp và Siêu thị của AEON Việt Nam trên toàn quốc từ ngày 3.12.2021. Trước giờ mở bán Quýt Unshu tại Trung tâm siêu thị AEON đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu hành trình của những trái quýt Unshuu từ tỉnh Wakayama tới Việt Nam.

Empty
_MG_9044

Quýt Unshu của tỉnh Wakayama Nhật Bản được mở bán tại hệ thống Trung tâm Bách hoá tổng hợp và Siêu thị của AEON Việt Nam trên toàn quốc từ ngày 3.12.2021

Tham dự buổi họp báo có sự tham gia của ông Daisuke Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại VN; Ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục Trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ông Okabe Daisuke, Công sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại VN; Ông Nishikawa Satoshi, Giám đốc miền Bắc Aeon VN.

Quýt vùng Unshuu Nhật Bản đã được kiểm định đảm bảo các quy định kiểm dịch của Nhật Bản (chứng nhận không bị ruồi đục) và được phép xuất khẩu sang VN. Ngày 28.11.2021, những trái quýt Unshuu đầu tiên đã rời tỉnh Wakayama để hôm nay được mở bán tại các siêu thị Aeon, mang đến cho người tiêu dùng hương vị thơm ngọt, thanh mát của trái quýt đến từ Nhật Bản.

_MG_9105
_MG_9152

Quýt Unshu của tỉnh Wakayama Nhật Bản được mở bán tại hệ thống Trung tâm Bách hoá tổng hợp và Siêu thị của AEON Việt Nam trên toàn quốc từ ngày 3.12.2021.

Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Cựu Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết sẽ hợp tác để sớm xuất khẩu quýt Unshu cho Việt Nam đồng thời đơn giản hóa cơ chế giám sát kiểm tra, mở cửa cho quả nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Đến tháng 11 vừa qua, quýt Unshu đã chính thức được cấp phép vào Việt Nam.

Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào năm 2011. Nhật cũng là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Được biết, cùng với tăng trưởng kinh tế, tình hình nhập khẩu thực phẩm, nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam những năm gần đây có sự gia tăng  kể, kim ngạch tăng 20 lần từ 940 triệu đô la Mỹ lên 18 tỷ 740 triệu đô la Mỹ.

Ngay trong ngày mở bán, Quýt vùng Unshuu Nhật Bản đã được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận nồng nhiệt, nhiều kệ hàng đã cháy ngay trong ngày đầu mở bán.

Bạn cũng có thể thích