Quy định mới về mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
(Xây dựng) – Từ ngày 15/11/2023, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 61/2023/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Thông tư số 61/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2023 (ảnh minh họa). |
Thông tư 61/2023/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký biện pháp bảo đảm) đối với động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam), tàu bay, tàu biển, cây hằng năm theo quy định tại Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định tại Luật Xây dựng, gồm:
a) Phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.
c) Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.
Biểu mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí
Tổ chức thu phí là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản được để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (bao gồm cả chi phí để Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trang trải cho việc quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp); nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước.
Tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước: Nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2023.
Nguồn: Báo xây dựng