Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về chất lượng nước sạch sinh hoạt

Quy chun này quy đnh mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT sẽ bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ Y tế ban hành (nhóm A) và Nhóm chỉ tiêu bắt buộc do UBND tỉnh/thành phố ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (nhóm B).

Quy chuẩn mới thay thế cho các quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT. Tuy nhiên, hai quy chuẩn này tiếp tục có hiệu lực để áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho đến hết ngày 30/6/2021.

Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT, các viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng nước sạch của các tỉnh trong địa bàn phụ trách theo định kỳ 6 tháng/lần; Sở y tế các tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát chất lượng nước; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh có trách nhiệm ngoại kiểm định kỳ và đột xuất chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên); Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc dưới 1.000 m3/ngày đêm).

Quy chuẩn xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của các địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong đảm bảo an toàn cấp nước. Thông tư 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 15/6/2019.

Quy chuẩn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất c hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh, các cơ quan qun lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước.

Quy chuẩn này quy định cụ thể 99 chỉ tiêu chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép như vi sinh, hóa lý. Đơn vị sản xuất nước phải tự tiến hành đánh hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Doãn Trung

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích