Quảng Bình: Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Mục tiêu nhằm đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kế hoạch nâng cao năng suất lao động, các nhân tố tổng hợp (TFP) dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Cụ thể, giai đoạn từ năm 2021-2025, góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7%/năm; Đóng góp của khoa học công nghệ thông qua TFP, đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Tối thiểu 05 doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng và triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất.

Giai đoạn đến năm 2030, góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm; Góp phần đạt mục tiêu đóng góp của khoa học công nghệ thông qua TFP, đóng góp khoảng 35% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Tối thiểu 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng, triển khai các dự án điểm về cải tiến năng suất, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nâng cao năng suất; Đầu tư cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn kết chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, thực hành về năng suất với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.

Về nhiệm vụ và giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tham gia phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có năng lực để xây dựng bộ chỉ tiêu đo lường năng suất gắn với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

Tham gia phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo có năng lực để xây dựng cơ sở dữ liệu về năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để chia sẻ thông tin, dữ liệu về ứng dụng các tiến bộ công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất mới, tiên tiến, chuyên gia năng suất, năng suất của tỉnh, năng suất doanh nghiệp.

Tham gia phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ có năng lực để xây dựng hoặc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, ứng dụng các phần mềm quản lý năng suất chất lượng để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất.

Nghiên cứu, đề xuất, áp dụng một số cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng thử nghiệm các tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất mới, tiên tiến, nhằm ứng dụng nhanh, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm: Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 theo Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh; Thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Triển khai xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến có hiệu lực Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình theo từng năm.

Phát triển các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất: Xây dựng, triển khai các nội dung nghiên cứu và tư vấn về năng suất; Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động nâng cao năng suất; đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh;

Nghiên cứu các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất mới, tiên tiến để áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Quảng Bình; tập trung vào các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất dựa trên nền tảng số và đổi mới sáng tạo. Triển khai các chương trình đánh giá năng lực quản trị, quản lý năng suất, quản lý chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (hỗ trợ thực hiện thông qua chính sách của tỉnh hoặc nhiệm vụ KHCN các cấp); Tổ chức triển khai, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000 về quản lý đổi mới sáng tạo, các mô hình, công cụ cải tiến năng suất trong lĩnh vực chuyên ngành (năng suất dịch vụ công, năng suất xanh, năng suất bền vững): Lựa chọn ít nhất 05 doanh nghiệp để hỗ trợ triển khai, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 56000.

Triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng suất: Xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo “Chuyên viên năng suất chất lượng” cho mỗi doanh nghiệp, phấn đấu mỗi doanh nghiệp có nhu cầu, được đào tạo tối thiểu 02 thành viên nắm kiến thức về năng suất chất lượng để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, hiệu quả;

Tổ chức các chương trình, khóa đào tạo về các giải pháp nâng cao năng suất, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nâng cao năng lực các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất: Hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất trên địa bàn tỉnh, gắn kết giữa: nhu cầu của thị trường với hoạt động doanh nghiệp, với các cơ sở giáo dục đào tạo. Tổ chức hoạt động hợp tác, kết nối giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ tham gia vào các dự án điểm về cải tiến năng suất trong các lĩnh vực cụ thể;

Kết nối, phối hợp với các tổ chức nghiên cứu về năng suất để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất thông qua các chương trình dự án của Tổ chức năng suất châu Á (APO).

Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất trong doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ nội dung của kế hoạch với các đề án, chương trình, kế hoạch của tỉnh. Bao gồm: Triển khai thực hiện Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 theo Quyết định số 4319/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”;

Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” theo Quyết định số 3419/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của UBND nhằm góp phần cắt giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ưu tiên lồng ghép các đề án, chương trình, kế hoạch để triển khai các nội dung:

Tư vấn, hướng dẫn, đánh giá áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; 

Tư vấn, hướng dẫn, đào tạo đánh giá giám sát định kỳ việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp nhằm duy trì, cải tiến liên tục hệ thống quản lý đang áp dụng và tối ưu hóa quy trình sản xuất góp phần tăng năng suất lao động.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, sản xuất nông nghiệp tốt và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các cơ sở dạy nghề.

Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc bằng công cụ điện tử từ cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến ở những vùng, hợp tác xã sản xuất tập trung, cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm chủ lực.

Triển khai áp dụng cấp mã QR-code (thông qua hệ thống tem điện tử) cho các sản phẩm, đảm bảo thông qua tem gắn trên sản phẩm sau khi đã được kích hoạt thông tin và đưa ra phân phối trên thị trường thì người tiêu dùng có thể kiểm tra truy xuất thông tin của sản phẩm qua tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu – thu hoạch vận chuyển – chế biến và phân phối đến khi sản phẩm chính thức đến tay người tiêu dùng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

Xây dựng, triển khai kế hoạch nâng cao năng suất tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện Kế hoạch, có tính đến khả năng tiếp cận công nghệ, quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích