Quản lý bền vững khu vực ven biển sông Hồng

Quản lý bền vững khu vực ven biển sông Hồng

Ngày 5/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Anh đã chủ trì buổi công bố báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Living Deltas Hub về 3 vùng đồng bằng châu thổ lớn ở châu Á, trong đó có đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu tại lễ công bố kết quả, Giáo sư Andy Large, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Living Deltas Hub, cho biết: Dự án nghiên cứu bắt đầu được triển khai từ năm 2019, do Quỹ nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF) tài trợ. Dự án được thực hiện ở 3 lưu vực sông bao gồm đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở Việt nam và đồng bằng châu thổ sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (GBM) ở Bangladesh và Ấn Độ.

5 nội dung chính của nghiên cứu bao gồm: Bảo tồn, phục hồi và Bảo vệ hệ sinh thái; Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai; Đa dạng hoá sinh kế và Thích ứng; Tăng cường Năng lực của các cộng đồng Đồng bằng châu thổ; và Khả năng chống chịu và an ninh của cộng đồng Đồng bằng châu thổ.

img_8263.jpg
Giáo sư Andy Large, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Living Deltas Hub, phát biểu tại sự kiện

Tại sự kiện, Tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ, đến từ Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Việt Nam), đã trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề quản lý bền vững ven biển sông Hồng.

Cụ thể, nghiên cứu cho biết các vùng bãi triều ven biển sông Hồng trước đây là nơi người dân có thể tiếp cận. Tuy nhiên, thời gian qua, việc cho thuê bãi bồi đang hạn chế quyền này của cộng đồng đia phương, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế của họ. Ngoài ra, tình trạng cho thuê bãi bồi khai thác cũng đang tác động tiêu cực tới rừng ngập mặn, qua đó làm trầm trọng hơn bài toán về an ninh lương thực.

Dọc theo bờ biển sông Hồng, tình trạng bất bình đẳng xã hội cũng ngày cang tăng do hầu hết người dân không được hưởng lợi từ thâm canh nuôi tôm, ngao và không được tiếp cận các vùng đất trước đây họ được tự do khai thác. Điều này đang khiến những cộng đồng này ngày càng dễ bị tổn thương hơn.

rni-films-img-0651ebf3-61c2-45c9-9207-b7c164b45f69.jpg
Tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ trình bày nghiên cứu về khu vực ven biển song Hồng

Bên cạnh đó, các cánh rừng ngập mặn ven biển sông Hồng đang chịu sự tàn phá và trồng độc canh trong quá trình khai thác. Chất thải nhựa cũng làm trầm trọng hơn tình trạng suy thoái, ảnh hưởng đến cây cối trong rừng. Các loài xâm lấn nhưng hàu làm tăng áp lực, dẫn đến tỷ lệ sống sót của một số loài cây ở những khu vực phục hồi giảm xuổng mức 10%. Các hệ sinh thái thuỷ triều cũng đang bị suy thoái do ô nhiễm hoá chất từ nuôi trông thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp và các khu đô thị.

Nỗ lực trồng và khôi phục rừng ngập mặn dù đã được triển khai để quản lý xói mòn bở biển và chống lũ lụt, tuy nhiên tỷ lệ sống sót của cây còn thấp.

Theo đó, để cải thiện tình hình này, Tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ cho biết cần quy hoạch ven biển phù hợp với quá trình phát triển và sử dụng tài nguyên ven biển của cộng đồng địa phương. Trong đó, các hành động tập thể, bao gồm quản trị công bằng và phục hồi vùng ven biển đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược thích ứng bền vững.

rung-ngap-man-song-hong.jpg
Rừng ngập mặn ven biển đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo sinh kế cho người dân và chống xói mòn đất đai

Đồng thời, cần chú trọng bảo tồn tài nguyên biển do cộng đồng quản lý và khôi phục các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn để đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng hoá thu nhập, phát triển kinh tế và giảm thiểu xói mòn bờ biển, qua đó bảo vệ các hệ sinh thái xã hội ven biển.

Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 khuyến nghị chính sách để giải quyết vấn đề. Đầu tiên, cần tăng cường phục hồi rừng ngập mặn thông qua quan trắc và công nhận các lợi ích môi trường đối với cộng đồng địa phương.

Việc cải thiện nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn đòi hỏi năng lực quan trắc hiệu quả và hiểu biết sâu sắc về các lợi ích môi trường đối với cộng đồng địa phương. Quan trắc thuỷ lực đóng vai trò then chốt giúp xác định các địa điểm trồng cây tối ưu vì thuỷ triều, sóng và dòng chảy biển động theo mùa.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cho người dân ven biển về tầm quan trọng của bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai và thu hút họ tham gia vào quá trình phục hồi rừng từ giai đoạn đầu.

Thứ hai, cần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản bền vững, hướng tới các thị trường có giá trị cao hơn cho tôm và ngao.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trinhg chuyển đổi theo hướng tuân thủ cá yêu cầu bền vững quốc tế và thúc đẩy nuôi tôm sinh thái trong khu vực”, Tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ chia sẻ.

Để thúc đẩy nuôi trông thuỷ sản bền vững, nghiên cứu khuyến nghị cần có giải pháp tăng cường quy định và thực thi các quy định về sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản; triển khai các chương trình quan trắc để đánh giá dư lượng hoá chất trong nguồn nước và sản phẩm hải sản, đưa ra các mức phạt nếu không tuân thủ quy định; khuyến khích thực hành bền vững, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân; triển khai các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường; thành lập chương trình chứng nhận hoặc dán nhãn sinh thái; đảm bảo xử lý nguồn nước thải đúng quy định và tăng cường nỗ lực hợp tác giữa các bên liên quan.

Cuối cùng, nghiên cứu khuyến nghị điều chỉnh quy hoạch ven biển để duy trì cộng đồng địa phương và cảnh quan thiên thiên, đặc biệt là cá bãi đất bồi và vùng phục hồi rừng ngập mặn. Trong đó, các biện pháp thực hiện bao gồm bảo vệ bãi đất bồi; thoả thuận quyền tiếp cận để cộng đồng địa phương có thể tiếp cận đất cho tư nhân thuê đối với cá hoạt động thiết yếu; quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) để điều phối quá trình lập kế hoạch và ra quyết định; và thực hiện các quy định cũng như cơ chế thực thi nghiêm ngặt để bảo vệ hệ sinh thái ven biển nhạy cảm, bao gồm rừng ngập mặn và kênh rạch.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích