Qua nhà hàng xóm chơi khi giãn cách theo Chỉ thị 16 có bị phạt không?

Qua nhà hàng xóm chơi khi giãn cách theo Chỉ thị 16 có bị phạt không?

Nhiều người dân thắc mắc, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 việc qua nhà hàng xóm chơi có bị xử phạt hay không và cần giấy tờ gì để được lưu thông trên địa bàn Hà Nội?

Thực hiện Chỉ thị 16 qua nhà hàng xóm chơi có bị phạt không?

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc “Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19”.

Theo đó, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7 theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố, tỉnh cách ly với thành phố, tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.

Với quy định này nhiều người dân băn khoăn, liệu việc qua chơi nhà hàng xóm trong những ngày giãn cách xã hội có bị xử phạt hay không?

1583112434-phap-luat-1-162728955464743399914

Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa 

Chia sẻ về những băn khoăn nói trên của người dân, Luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết: “Nội dung của Chỉ thị số 17 của UBND TP.Hà Nội thể hiện: Thực hiện cách ly toàn xã hội trên nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, xã/phường/thị trấn cách ly với xã/phường/thị trấn, quận, huyện, thành phố cách ly với tỉnh…

Người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cấp cứu,… cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác”.

Với nội dung đó, việc qua gia đình hàng xóm chơi, thăm, hoặc có việc cần giúp đỡ về bản chất là không cần thiết.

Nếu như không phải trường hợp cấp thiết, cần thiết thì hành vi của người dân là đang vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh và cách ly xã hội theo Chỉ thị số 17 của TP. Hà Nội. Việc có dấu hiệu vi phạm, không thực hiện bảo vệ cá nhân về phòng chống dịch bệnh và hạn chế tập trung đông người, người dân có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2020 của Thủ tướng.

Trường hợp người dân đi ra ngoài để đến nhà bạn bè, hàng xóm mà không mang khẩu trang sẽ bị xử phạt sẽ bị phạt 1 – 3 triệu đồng. Trường hợp người dân qua nhà hàng xóm mà tập trung quá 2 người không có lý do cần thiết, chính đáng có thể bị xử phạt 10 – 20 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, cũng theo Luật sư Hoàng Tùng, trong nhiều trường hợp khẩn cấp, thiết yếu ví dụ như hỏa hoạn, cấp cứu,… thì sự giúp đỡ này là cần thiết và có thể xác định là không vi phạm. 

Giấy tờ cần có khi lưu thông trên địa bàn Hà Nội theo Chỉ thị 16

UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành mẫu giấy đi đường phát cho người dân để thực hiện việc kiểm soát gười lưu thông trên địa bàn và người ra vào thành phố kèm các quy định cụ thể.

29_7_2021 19

Mẫu giấy đi lại của người dân thành phố trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 do UBND TP. Hà Nội ban hành

1. Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố: chỉ những trường hợp thực sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hoá dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhân viên được tham gia giao thông. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp Giấy đi đường (theo mẫu).

2. Đối với người lao động trong Thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp), cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hoá thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi: đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc bảo đảm các quy định phòng, chống dịch; lập kế hoạch hoạt động kèm theo danh sách người lại đống, cấp Giấy đi đường (theo mẫu).

3. Đối với người ở tỉnh, thành phố khác vào Thành phố làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có Giấy đi đường có xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (theo mẫu).

4. Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội, làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: cần có giấy xác nhận là cán bộ nhân viên, người lao động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú (theo mẫu).

5. Đối với các trường hợp khác: người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón), cần chuẩn bị: căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày); đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến, để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố. Đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có: danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia lễ tang, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/UBND ngày 23/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội.

6. Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ đó và Giấy đi đường (theo mẫu). 

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi Thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị 17), muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hoá thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành phố khác vào Hà Nội: cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày).

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bạn cũng có thể thích