Phú Thọ tạm giữ trên 9.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ

Qua công tác quản lý địa bàn và nắm bắt thông tin trên mạng xã hội, Đội Quản lý thị trường số 8 – Cục Quản lý thị trường Phú Thọ và Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) – Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện các tài khoản mạng xã hội Tiktok và Facebook với tên hiển thị “Hưng Quảng Châu”, “Hưng Watch Luxury”, “Binli Việt Trì” quảng cáo và đăng bán các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó ngay sau khi xác minh, Đội Quản lý thị trường số 8, Đội số 1 đã phối hợp với Phòng PA05 tiến hành kiểm tra cửa hàng BINLI (hộ kinh doanh Phạm Thị Ngọc), địa chỉ tại số 1815, đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và khám kho hàng hóa, địa chỉ tại lô B3, B4 khu đô thị ngoại ngữ tin học, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lượng lớn sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị tịch thu. Ảnh: Cục QLTT Phú Thọ

Kết quả kiểm tra và khám phát hiện hàng hoá gồm trên 9.000 đơn vị sản phẩm mang nhãn hiệu gồm: “Prada và hình”, “Dior và hình”, “Gucci và hình”, “Chanel và hình”, “Montblanc và hình”, “Louis vuitton và hình”, “Bottega veneta và hình”, “Burbery và hình”, “Fendi và hình”, “Hermes và hình” được in trực tiếp trên sản phẩm, không thể tách rời với sản phẩm; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam và 65 đơn vị sản phẩm gồm: Túi xách, giày Thong Fashion có thông tin trên nhãn sản phẩm không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Ngọc không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá. Đội QLTT số 8 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá trên và phối hợp với Phòng PA05 – Công an tỉnh Phú Thọ để xác minh làm rõ vụ việc theo quy định của pháp luật.

Theo lực lượng quản lý thị trường, việc kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu không chỉ là hành vi mua bán thông thường mà còn là sự tiếp tay cho các hoạt động sản xuất và phân phối bất hợp pháp, gây tổn hại đến nền kinh tế và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trường chính thống.

Hơn nữa, mua phải hàng giả, hàng nhái không chỉ khiến người tiêu dùng mất tiền mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Chất lượng kém của những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người sử dụng. Việc sử dụng hàng giả, hàng nhái còn làm mất đi giá trị thực sự của những món đồ hàng hiệu, giảm đi niềm vui và sự hài lòng khi sở hữu sản phẩm chính hãng.

Theo đó, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Nên tìm mua hàng ở những cửa hàng uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phân biệt hàng thật và hàng giả. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính mình mà còn góp phần đẩy lùi thị trường hàng giả, hàng nhái, bảo vệ uy tín của các thương hiệu chính hãng.

Để tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp , ngày 26 tháng 4 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BCT về việc sửa đổi Thông tư số 21/2017/TT-BCT, theo đó hiệu lực của Thông tư 21 đã được điều chỉnh đến ngày 01 tháng 01 năm 2019, tất cả các sản phẩm dệt may thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 21 phải thực hiện hợp quy, dán nhãn hợp quy.

Bộ Công Thương gửi kèm Công văn này Hướng dẫn thực hiện QCVN:01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Hiệp Hội Da Giầy Túi Xách Việt Nam đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phổ biến, tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT, Thông tư số 07/2018/TT-BCT và hướng dẫn kèm theo Công văn này.

An Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích