Phê bình con cha mẹ phải tuyệt đối tránh 6 thời điểm này
Phê bình con cha mẹ phải tuyệt đối tránh 6 thời điểm này
Thực tế, trẻ không sợ bị phê bình khi mắc lỗi, chỉ sợ bố mẹ không để ý đến phương pháp, cách làm sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương. Cha mẹ thông minh khi phê bình con nhất định sẽ tránh 6 thời điểm này.
Phê bình con trong bữa ăn
“Nghiên cứu về thói quen sống của trẻ em thành thị Trung Quốc” do Trung tâm nghiên cứu thanh thiếu niên Trung Quốc công bố cho thấy hơn một nửa số trẻ em đã bị chỉ trích trong khi ăn. Đây cũng là vấn đề phổ biến ở nhiều gia đình.
Nhiều người nghĩ rằng khi cả gia đình quây quần trong bữa cơm, việc dạy dỗ con cái sẽ có tác dụng tốt nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa của con người có mối quan hệ rất lớn với cảm xúc, chất lượng của cảm xúc tỷ lệ thuận với tiêu hóa.
Bị chỉ trích trong lúc ăn không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng lớn đến cảm giác ngon miệng. Việc ăn uống vì thế với trẻ không còn dễ chịu mà trở nên buồn tẻ và vô vị. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý trẻ.
Ảnh minh họa.
Phê bình con trước khi ngủ
Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng lo lắng và căng thẳng trước khi đi ngủ có thể dẫn đến những giấc mơ tồi tệ và giảm chất lượng giấc ngủ.
Đứa trẻ bị phê bình trước khi đi ngủ có thể ngủ rất nhanh, nhưng lòng đầy bất bình, khó có thể ngủ yên và vui vẻ, điều này gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Trẻ con cần có cảm giác an toàn khi ngủ. Đứa trẻ bị chỉ trích trước khi đi ngủ sẽ cô đơn và buồn bã suốt đêm, có thể nghi ngờ tình yêu của cha mẹ dành cho mình trong suốt giấc ngủ.
Phê bình con trước mặt người ngoài
Nhiều cha mẹ vì một lý do nào đó không kìm chế được cơn nóng giận lúc trẻ mắc lỗi sẽ chê bai, mắng mỏ, không nể nang dù trước mặt nhiều người. Mục đích chính của hành động này là khiến trẻ phải xấu hổ và nhớ lâu lỗi lầm của bản thân hơn. Hoặc cha mẹ đôi khi sợ bị người khác đánh giá không biết dạy con nên phải chứng minh trước mặt mọi người thấy họ là cha mẹ hoàn hảo.
Phê bình con trước mặt người ngoài làm tổn hại đến lòng tự trọng của con hơn là đạt hiệu quả trong giáo dục con.
Ảnh minh họa.
Phê bình khi con ốm
Đứa trẻ vốn mỏng manh về thể xác lẫn tinh thần. Khi ốm đau, trẻ rất cần sự ôm ấp, vỗ về của cha mẹ, những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng trẻ xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho chúng.
Khi đứa trẻ khỏe mạnh, những lời phê bình có thể chấp nhận được nhưng khi trẻ ốm, sự mỉa mai của cha mẹ tăng gấp đôi sự tàn nhẫn. Nếu cha mẹ quen rắc muối lên vết thương của con cái, kết quả sẽ chỉ là vết thương cũ không lành và vết thương mới lại nhân lên.
Phê bình khi con hối hận vì làm sai
Khi trẻ hối hận và nhận ra sai lầm của mình, cha mẹ thông minh sẽ biết cách chấp nhận điều đó. Nếu cha mẹ tiếp tục phê bình, họ sẽ chỉ làm tổn thương trẻ nhiều hơn.
Hiệu ứng quá giới hạn cho chúng ta biết rằng sự kích thích quá nhiều, quá mạnh hoặc thời gian hành động quá lâu đều gây ra tâm lý vô cùng nóng nảy hoặc nổi loạn.
Ảnh minh họa.
Phê bình con khi con đang vui hay buồn
Khi tâm trạng đang vui mừng vì đạt được điều gì đó thì đột nhiên bị la mắng có thể khiến trẻ bị hụt hẫng, thậm chí bị shock tinh thần, mất động lực để cố gắng. Nếu cha mẹ không thấy con mình ngoan thì bản thân trẻ cũng không khá lên được.
Khi trẻ buồn, nếu bố mẹ chỉ trích lại, điều đó sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Các bậc cha mẹ thông minh biết cách sử dụng sự đồng cảm để an ủi con cái đúng lúc, giải quyết những cảm xúc của chúng và tránh làm trầm trọng thêm nỗi buồn. Khi con buồn là lúc cần yêu thương, nếu cha mẹ không thể cho ấm áp mà chỉ trích tổn thương thì nỗi buồn của con sẽ nhân gấp bội
Không ai là hoàn hảo và trên đời cũng không có đứa trẻ nào không mắc lỗi, đôi khi phê bình khi con mắc lỗi là điều đương nhiên, nhưng cha mẹ thông minh sẽ biết cách chọn đúng thời điểm giáo dục con cái.