Phát triển chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại đồng ruộng

1-2-16980309088611012794091
Buổi khảo sát và báo cáo có các chuyên gia quốc tế đến từ Anh, Pháp, Italy, Mỹ, Ucraina, Nga, Canada – Ảnh: VGP/Minh thi.

Chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ tại đồng ruộng là sản phẩm do các nhà khoa học của trường Đại học Nguyễn Tất Thành nghiên cứu và phát triển, đang được thử nghiệm trên đồng ruộng, có tín hiệu tích cực… 

PGS.TS. Đinh Văn Phúc, Phó Viện Trưởng Viện Khoa học xã hội liên ngành (trường Đại học Nguyễn Tất Thành) cho biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển mạnh, trong đó lúa được xem là loại cây chủ lực, đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, gốc rơm rạ sau khi thu hoạch lúa vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả. Một trong những cách được bà con sử dụng phổ biến là đốt trực tiếp tại đồng ruộng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. 

Đây là một quan niệm và cách làm sai lầm, bởi khi đốt rơm rạ lộ thiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, như đất, không khí và đến sức khỏe con người. Việc đốt lộ thiên làm cho đất bị chai sạn do phá hủy kết cấu của đất và cũng làm phá hủy hệ sinh vật trong đất, đất cứng không còn tơi xốp như ban đầu.

Phát triển chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại đồng ruộng - Ảnh 2.
Việc chuyển từ việc đốt đồng sau thu hoạch lúa sang sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy gốc rơm rạ ngay tại đồng ruộng là một tiến bộ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Ảnh: VGP/Minh Thi.

Mô hình “Xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh” do trường Đại học Nguyễn Tất Thành phát triển hướng đến các lợi ích cho người nông dân, như: phân hủy nhanh gốc rơm rạ ngay tại ruộng; biến rơm rạ thành phân bón tại ruộng đồng; tăng năng suất, giảm lượng phân bón hóa học; an toàn thân thiện với môi trường.

Theo PGS.TS. Đinh Văn Phúc, lúa “ma” – lúa ma có tên khoa học là Oryza, một trong những vấn đề lo ngại của người nông dân rất quan tâm cũng đã được hạn chế rất nhiều. Sau 1 tháng gieo trồng tại xã Sông Ray, lúa “ma” chưa xuất hiện. Ngoài ra, người dân sử dụng lượng phân bón ít hơn so với lượng phân bón ban đầu. Nếu như trước đây, trong 1 mùa vụ người nông dân sử dụng 40 kg phân bón cho một lần bón thì hiện nay chỉ sử dụng 30 kg.

PGS.TS. Đinh Văn Phúc đánh giá, việc chuyển từ việc đốt đồng sau thu hoạch lúa sang sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy gốc rơm rạ ngay tại đồng ruộng là một tiến bộ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Sử dụng chế phẩm vi sinh đã phân hủy thành công gốc rơm rạ tại đồng ruộng và chuyển hóa thành mùn cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Theo Báo Chính phủ

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích