Phát minh loại bê-tông mới giúp xử lý ô nhiễm không khí

Phát minh loại bê-tông mới giúp xử lý ô nhiễm không khí

Các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT) đã phát triển loại bê-tông mới có khả năng làm sạch không khí.

Loại bê-tông mới được gọi là bê-tông quang xúc tác, được phủ titan dioxit tạo ra các phân tử oxi phản ứng (ROS) khi có ánh sáng mặt trời. ROS ở trạng thái không ổn định với một hoặc nhiều electron chưa ghép cặp nên chúng dễ xảy ra phản ứng và làm phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí đặc biệt là chất hữu cơ dễ bay hơi, nitơ oxit, sulfur oxit, ammoniac.

tm-img-alt
Bê-tông quang xúc tác tạo ra phân tử oxy phản ứng làm phân hủy các chất ô nhiễm trong không khí. Ảnh: KICT

Nhóm kỹ sư tiến hành thử nghiệm bê-tông mới tại đường hầm ngầm Banpo thuộc thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Hầm có xe qua lại thường xuyên và lưu thông không khí kém. Đèn nhân tạo được lắp thêm để tăng tốc phản ứng ở khu vực ánh sáng tự nhiên không chiếu đến.

Kết quả thử nghiệm họ ghi nhận trong vòng 24 giờ lượng nitơ oxit giảm 18%. Muối hình thành trên bề mặt bê-tông bị mưa rửa trôi, quá trình hoạt động vô thời hạn và hầu như không cần bảo dưỡng thêm.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích