Phát hiện từ trường trên hành tinh ngoài hệ Mặt trời
Phát hiện từ trường trên hành tinh ngoài hệ Mặt trời
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện các hạt carbon tích điện bao quanh HAT-P-11b – một hành tinh ngoài hệ Mặt trời, tạo thành một cái đuôi giống sao chổi hướng ra xa ngôi sao chủ của hành tinh.
Họ đã sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble để theo dõi hành tinh HAT-P-11b bên ngoài hệ Mặt trời, có kích thước bằng sao Hải Vương và cách Trái đất 123 năm ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu nói trên được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào tháng 12/2021 là bằng chứng thuyết phục về sự hiện diện của một từ trường mạnh trên HAT-P-11b.
Gilda Ballester, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona, cho biết: “Đây là lần đầu tiên từ trường được phát hiện trực tiếp trên một hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Từ trường của Trái đất hoạt động như một lá chắn, ngăn cản các hạt năng lượng cao phát ra từ Mặt trời hay gió Mặt trời. Từ trường cũng có thể đóng vai trò tương tự trên các hành tinh khác”.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị