Phàn nàn không thay đổi số phận, muốn hạnh phúc hãy tìm cách cải thiện cuộc sống

Phàn nàn không thay đổi số phận, muốn hạnh phúc hãy tìm cách cải thiện cuộc sống

10% cuộc đời của bạn được tạo nên bởi những gì đã xảy ra với bạn, trong khi 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những gì đã xảy ra.

Điều gì đang quyết định số phận của chúng ta?

Một người đàn ông bước vào một công viên xinh đẹp và nói một cách giận dữ khi anh ta bước ra: “Nơi này bẩn thỉu và hôi hám, tôi sẽ không bao giờ đến nữa!”.

Một người khác bước vào công viên cùng lúc, khi ra ngoài mang một nét mặt vui vẻ: “Thật là đẹp! Nơi nào cũng có hoa, nơi nào cũng có hương thơm sảng khoái!”.

Tại sao cùng một công viên lại khiến hai người này có phản ứng hoàn toàn khác nhau?

Hóa ra là người đầu tiên tìm thấy rất nhiều thứ rác rưởi trong công viên sau khi bước vào. Vì vậy, để chứng minh rằng công viên là bẩn thỉu, anh ta tìm kiếm rác dưới những bông hoa ở khắp mọi nơi, tập trung tất cả vào thứ rác rưởi, chỉ để nhìn thấy sự bẩn thỉu của công viên.

Trong khi một người khác đi dạo trong công viên, đôi mắt của anh ta luôn nhìn vào cây cỏ và cảnh đẹp, mặc dù anh ta cũng nhìn thấy những rác, nhưng anh ta không để tâm đến nó. Anh dành trọn sự chú ý của mình để cảm nhận sức sống của mùa xuân, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Công viên này là một biểu tượng của thế giới. Hai con người này đại diện cho hai lối suy nghĩ hoàn toàn khác nhau là phàn nàn và biết ơn, cũng như hai số phận thất bại và thành công.

Những khuôn mẫu tư duy khác nhau sẽ dẫn đến những cuộc đời và những số phận hoàn toàn khác nhau.

Bạn sẽ nhận được những gì bạn nhìn thấy. Thực ra không phải kiến thức và chỉ số IQ quyết định vận mệnh mà chính là cách suy nghĩ của bạn.

phan nan Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa. 

Sức mạnh của việc không phàn nàn

Một nhà văn người Mỹ đã vô tình đi một chiếc taxi rất đặc biệt. Người lái xe ăn mặc gọn gàng và xe rất sạch sẽ.

Ngay khi ngồi trong xe, người lái xe đưa cho anh một tấm thiệp đẹp, có ghi: “Trong bầu không khí thân thiện, những vị khách của tôi sẽ được đưa đón tận nơi một cách nhanh nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất”.

Nhà văn thầm nghĩ người tài xế này thật khác người.

Lúc này tài xế lên tiếng: “Xin lỗi, anh có muốn uống gì không?”.

Nhà văn ngạc nhiên hỏi: “Trên xe của anh phục vụ đồ uống à?”.

Người lái xe mỉm cười và nói: “Vâng, tôi cung cấp cà phê và các loại đồ uống khác nhau”.

“Vậy tôi có thể uống một tách cà phê nóng được không?” – Nhà văn hỏi.

Người tài xế rót cho anh một tách cà phê nóng từ phích nước bên cạnh rồi đưa cho anh một tập tạp chí để anh có thể độc khi đi trên đường.

Nhà văn chợt cảm thấy chiếc xe này quá đặc biệt nên thay vì đọc báo hay nghe nhạc, anh lại trò chuyện với tài xế.

Anh tò mò hỏi tài xế tại sao giá vé taxi bằng với các hãng taxi khác, trong khi các tài xế phàn nàn về tắc đường và thu nhập, tại sao người này lại vui vẻ và cung cấp dịch vụ toàn diện như vậy?

Người lái xe trả lời: “Thực ra, khi mới bắt đầu, tôi cũng như bao người khác, tôi thích phàn nàn rằng thời tiết xấu, thu nhập ít ỏi, tắc đường nên ngày làm việc nào cũng tệ. Cho đến một ngày, tôi vô tình nghe được quan điểm trong cuốn sách Thế giới không phàn nàn rằng ‘Nếu bạn ngừng phàn nàn trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể khiến bất kỳ ai thành công’. Tôi chợt hiểu ra tình trạng tồi tệ khi đó của tôi thực ra là do chính những lời than phiền.

Vì vậy, tôi quyết định ngừng phàn nàn và bắt đầu thay đổi bản thân.

Năm đầu tiên, tôi chỉ cần đối xử với tất cả các hành khách bằng một nụ cười, thu nhập của tôi tăng gấp đôi.

Năm thứ hai, tôi quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của tất cả hành khách từ tận đáy lòng mình, an ủi họ, điều này khiến thu nhập của tôi tiếp tục tăng gấp đôi.

Năm thứ ba: tôi đã biến chiếc taxi của mình trở thành chiếc taxi 5 sao hiếm có ở Hoa Kỳ. Ngoài thu nhập, sự nổi tiếng của tôi cũng tăng lên, nếu tôi muốn đi xe của tôi, bạn cần phải gọi điện trước để đặt lịch hẹn”.

Phàn nàn về số mệnh không tốt bằng thay đổi số phận, phàn nàn về cuộc sống cũng không bằng cải thiện cuộc sống.

Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Festinger có một lý thuyết nổi tiếng: “10% cuộc đời của bạn được tạo nên bởi những gì đã xảy ra với bạn, trong khi 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những gì đã xảy ra”.

Bạn không thể kiểm soát được 10% đầu tiên nhưng bạn có thể xác định được 90% còn lại thông qua tâm lý và hành vi của mình.

phan nan Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa. 

Ngoài đời, mọi người thường than phiền: “Tại sao tôi lại đen đủi như vậy? Một số điều xui xẻo luôn ám ảnh tôi hàng ngày. Ai có thể giúp tôi?”.

Trên thực tế, không phải người khác có thể giúp chúng ta, mà là chính chúng ta.

Những ai phàn nàn về bản thân nên cố gắng học cách chấp nhận bản thân; những ai phàn nàn về người khác nên cố gắng biến những lời phàn nàn của họ thành những yêu cầu.

Có như vậy cuộc sống mới có sự thay đổi lớn ngoài sức tưởng tượng, tươi đẹp và trọn vẹn hơn.

Cuộc sống là một hành trình của sự lựa chọn, chúng ta không thể kiểm soát môi trường và những người khác, nhưng chúng ta luôn có thể kiểm soát chính mình.

Sự bất mãn, phàn nàn và mâu thuẫn không thể giải quyết được vấn đề của chúng ta mà thay vào đó, chúng sẽ tạo điều kiện cho chúng ta hấp thụ nhiều năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng.

Khi thực tế khác xa với mong đợi của bạn, đừng vội phàn nàn mà hãy hỏi tại sao với sự tò mò. Sau đó thay đổi những điều có thể thay đổi và chấp nhận những điều không thể thay đổi. Nếu kiên trì thực hiện cách này trong thời gian dài, bạn sẽ không thường xuyên gặp rắc rối.

Hãy cư xử với mọi người xung quanh theo nguyên tắc “3 không – 3 hơn”:

“3 không” – không chỉ trích, không phàn nàn, không buộc tội.

“3 hơn” – hơn lời động viên, hơn lời khen ngợi, hơn lời thông cảm.

Chúng ta hãy học cách trở thành những người tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình, sau đó ảnh hưởng đến những người khác để thế giới tràn đầy năng lượng tích cực, vui tươi.

Bạn cũng có thể thích