Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn

Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn

MTĐT –  Thứ ba, 13/09/2022 14:52 (GMT+7)

Hơn hai năm qua, các thành viên trong chi hội phụ nữ khu dân cư số 15 phường Hòa An (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cùng nhau phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì những bữa cơm “0 đồng” ấm áp cho những người khó khăn.

Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 1.
Hơn hai năm qua, cứ vào trưa thứ 3 hàng tuần, các thành viên trong chi hội phụ nữ khu dân cư 15 tất bật chuẩn bị khoảng 80-100 suất cơm “0 đồng” để phát cho những người có hoàn cảnh khó khăn…
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 2.
Bếp ăn “0 đồng” này có hơn 20 hội viên phụ nữ và nhiều tình nguyện viên trẻ tham gia, “đỏ lửa” vào thứ 3 hàng tuần.
tm-img-alt
tm-img-alt
Các phần cơm đầy đủ chất dinh dưỡng, thơm ngon…
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 4.
Điều đáng nói, việc tạo những bữa cơm “0 đồng” được thực hiện từ nguồn quỹ phân loại rác thải tại nguồn. Để có kinh phí và duy trì hoạt động bữa cơm “0 đồng” ý nghĩa này, chi hội phụ nữ các tổ dân phố đã cùng nhau nhặt rác, tổ chức phân loại rác tại nguồn sau đó bán lấy tiền gây quỹ, số tiền bán được từ lượng rác sau khi phân loại lên tới hàng triệu đồng…
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 5.
Theo chị Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Phường Hòa An (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), cứ vào cuối tuần, các chị em lại đến từng hộ gia đình lấy rác đã phân loại, nhiều khi chưa kịp đến là các gia đình đã gọi điện thoại. Không một ai từ chối việc thiện nguyện ý nghĩa này. “Mỗi suất cơm 0 đồng nếu tính thành tiền thì chỉ 15.000-20.000 đồng thôi, nhưng đối với những người có hoàn cảnh khó khăn cũng là tiết kiệm được một phần chi phí. Mỗi người khi phân loại rác đã không chỉ chung tay với xã hội giảm ô nhiễm môi trường mà còn đang tạo ra những giá trị mới, lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng nên chúng tôi rất vui”, chị Hoa chia sẻ.
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 6.
Cứ trưa thứ 3 hàng tuần, bếp ăn “0 đồng” của chi hội phụ nữ 15 nằm trên đường Nguyễn Công Hoan là địa chỉ quen thuộc, thân thương với những người bán vé số dạo, ve chai, xe ôm…
tm-img-alt
tm-img-alt
…những phần cơm thơm ngon được trao cho những người có nhu cầu.
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 8.
Cùng với những hộp cơm, người nhận còn được tặng cả chai nước uống…
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 9.
“Tôi từ Quảng Nam ra đây thuê trọ đi nhặt ve chai, biết tôi khó khăn và lớn tuổi nữa nên mọi người phát cho 2 phần để ăn nguyên ngày, tuần nào tôi cũng tới đây để nhận cơm và nước uống. Những phần cơm 0 đồng này rất ý nghĩa đối với chúng tôi, cảm ơn nhiều lắm”, bà Nguyễn Thị Mai (76 tuổi, quê Quảng Nam) chia sẻ.
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 10.
Những suất cơm “0 đồng” đã và đang san sẻ áp lực kinh tế đối với những người có thu nhập thấp trong thời buổi giá cả tăng cao…
Phân loại rác tại nguồn bán lấy tiền duy trì “bếp ăn 0 đồng” giúp người khó khăn - Ảnh 11.
Theo bà Phan Thị Xuân An (Chi hội trưởng phụ nữ khu dân cư số 15), mô hình suất cơm “0 đồng” không phải là mới, nhưng điểm khác biệt của hội ở cách tạo ra nguồn quỹ (kiếm tiền nhờ phân loại rác thải), thay vì chỉ đi kêu gọi sự giúp sức từ các mạnh thường quân. Lợi nhuận của các thành viên nấu những suất cơm “0 đồng” thu về là nụ cười hạnh phúc và lời cảm ơn từ những mảnh đời còn gặp khó khăn trong cuộc sống.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích