Ông chủ bại liệt nổi tiếng trong giới chơi lan đột biến

Ông Nguyễn Văn Hiển (sống ở tổ 6, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Năm 1982, khi đang ở trong quân ngũ, người đàn ông này đã tỏ rõ đam mê sưu tầm lan. Do chịu khó đi sưu tầm “gom, nuôi” nên vườn lan rừng của anh cũng từ đó cứ mỗi ngày lại nhiều lên với đủ các loại khác nhau. Trong một lần đi mua lan từ một người đi khai thác trên rừng về trồng, anh Hiển may mắn mua được một giò lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng. Vợ chồng anh đặt tên hoa là “Phi điệp Hiển Oanh 5 cánh trắng”.
Vẻ đẹp hoa 5 cánh trắng HO đã đi vào huyền thoại trong nhiều năm. Biết rõ giá trị những loại lan đột biến này, hàng năm anh chị luôn nhân giống và chia sẻ cho tất cả anh chị em chơi lan trên toàn quốc. Trung bình mỗi năm vườn lan đột biến của gia đình anh chị Hiển Oanh xuất bán ra thị trường hơn 100 mầm lan đột biến các loại, trừ các chi phí mỗi năm gia đình anh chị lãi hơn 200 – 300 triệu đồng.
Phi điệp Hiển Oanh 5 cánh trắng nổi tiếng gần xa (Ảnh: CAND)
Đang trên đà phát triển kinh tế, năm 2010 một biến cố xảy ra với gia đình. Khi đi khám bệnh, anh Hiển được bác sĩ chẩn đoán lún, thoái hóa đĩa đệm. Bệnh tình tiến triển ngày một xấu, 4 tháng nằm viện tốn kém cả núi tiền.
Ông Hiển bị liệt cả hai chân. Nằm nhiều quá, ông bị thối hết cả lưng. Kinh tế kiệt quệ đến mức họ phải bán cả giàn lan và ô tô. Lúc đó phong trào chơi lan mới chỉ là loại thường. Tuy nhiên, tiền bán lan, ô tô, không đủ trả nợ, chạy chữa họ tính phải bán cả căn nhà đang ở. Đến khi được bà hàng xóm cho mượn 8 cây vàng, 1 bìa đỏ để tìm thầy giỏi chữa bệnh nhưng cũng chẳng ăn thua.
Ông Hiển từ một người khoẻ mạnh bỗng đổ bệnh và từng bị liệt, nằm một chỗ (Ảnh: Báo Nông nghiệp)
Từ một người đàn ông cường tráng 80kg ông Hiển chỉ còn 47kg. 11 tháng nằm liệt như thế, khi mọi hi vọng tưởng như đã hết thì may mắn có kẻ mách cho một ông thầy thuốc. Kết quả, bệnh tình chuyển biến tích cực, chuyện vệ sinh có thể tự chủ, gần hai tháng sau ngón chân cái bắt đầu máy được..
Khi đã nhúc nhắc được thì ông Hiển lại bị tiểu đường nặng và thêm những lần chạy chữa. Bán nhà to, họ mua căn nhà nhỏ, khi sức khỏe yếu không thể duy trì được hàng phở ông nhờ vợ chở đi khắp nơi tìm địa điểm để thuê làm vườn lan. Lúc đầu ông chỉ chủ yếu buôn lan công nghiệp về trồng lại vào chậu để bán dịp tết. Sau đó ông buôn cả lan rừng hàng kg như hoàng thảo kèn, sơn thủy tiên về ghép vào thành giò, rồi đến nhân giống loại năm cánh trắng mang tên của cả hai vợ chồng để bán và được nhiều người biết đến. Nhờ chăm chỉ mà họ trả nợ dần, tới năm 2017 thì hết.
Giờ đây, vợ chồng ông vẫn ngày nào cũng 11, 12 giờ đêm, sau khi bắt ốc sên xong mới chịu rời vườn lan.
Nguồn: hoanhap.vn