Ô nhiễm không khí tại Nam Á đe dọa tuổi thọ của hàng triệu người

Ô nhiễm không khí tại Nam Á đe dọa tuổi thọ của hàng triệu người

Tình hình ô nhiễm không khí tại Nam Á đang đe dọa sức khỏe và tuổi thọ của hàng triệu người.

Ngày 29/8, Viện Chính sách Năng lượng (EPIC) thuộc đại học Chicago đã công bố một báo cáo về tình trạng ô nhiễm không khí tại Nam Á và tác động tiêu cực của nó đối với tuổi thọ của con người. Báo cáo này dựa trên việc sử dụng dữ liệu vệ tinh để ước tính tác động của các hạt bụi mịn PM2.5 đối với tuổi thọ trung bình.

tm-img-alt
Ô nhiễm không khí ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Ảnh: Reuters 

Nam Á, một trong những vùng đông dân nhất thế giới, đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí vô cùng đáng lo ngại. Đặc biệt, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan đang chịu mức ô nhiễm vượt trội, cao hơn 50% so với giai đoạn đầu thế kỷ. 

Nghiên cứu của EPIC đặc biệt nhấn mạnh tình hình đáng lo ngại tại Bangladesh. Đây được coi là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, khi người dân có thể mất trung bình 6,8 năm tuổi thọ mỗi người so với chỉ 3,6 tháng ở Mỹ.

Ấn Độ được xác định đóng góp khoảng 59% vào sự gia tăng toàn cầu của ô nhiễm không khí kể từ năm 2013. Tại các khu vực bị ô nhiễm nặng ở Ấn Độ có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ trung bình một cách nghiêm trọng. Đặc biệt, tại New Delhi, tuổi thọ trung bình đã giảm hơn 10 năm.

Theo báo cáo của EPIC, việc giảm mức độ ô nhiễm PM2.5 trong không khí có thể mang lại lợi ích lớn. Việc giảm mức nồng độ PM2.5 có thể giúp tăng tuổi thọ trung bình thêm 2,3 năm cho mỗi người, tương đương 17,8 tỷ năm sống cho tổng số người dân Ấn Độ. 

Đây là một cảnh báo rõ ràng về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này và xem xét các biện pháp cấp bách để bảo vệ người dân và môi trường.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích