NSƯT đầu tiên truy tặng danh hiệu sau khi mất: Bị ám sát, đám tang 3 ngày, đông nghẹt người đến tiễn
NSƯT đầu tiên truy tặng danh hiệu sau khi mất: Bị ám sát, đám tang 3 ngày, đông nghẹt người đến tiễn
Trong ba ngày viếng Thanh Nga, nhiều người chấp nhận ngủ ngoài cửa nhà quàn để sáng hôm sau được vào tiễn biệt sớm.
Nữ NSƯT đầu tiên được truy tặng danh hiệu sau khi mất
Thanh Nga được biết đến là một huyền thoại của nền nghệ thuật cải lương, khán giả mệnh danh bà là “Nữ hoàng sân khấu”.
Thanh Nga từ nhỏ đã được rèn dũa về các ngón nghề ca hát, cầm kỳ thi họa, từ đó sớm bộc lộ năng khiếu, đam mê nghệ thuật. Thanh Nga lớn lên trong sự đầy đủ, giáo dục kỹ lưỡng từ cha mẹ.
Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh và được mọi người chú ý.
Năm 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công – Cúc Hoa, gây một chút tiếng vang.
Tài năng nở rộ từ sớm, năm 1958, Thanh Nha khi ấy mới 16 tuổi đã đạt giải Thanh Tâm (một giải thưởng lớn của cải lương). Bà vụt lên thành ngôi sao sáng của làng cải lương miền Nam nhờ hội tụ đầy đủ thanh sắc của một đào hát.
Giọng hát Thanh Nga được đánh giá là vô cùng đặc biệt, tuy không quá kỹ thuật nhưng lại mang âm sắc riêng dễ nhận biết, dày và có sức nặng, rất truyền cảm, phù hợp với lối ca tự sự, một mạc, chân phương, chất chứa cảm xúc. Bà là người đạt tới cảnh giới diễn bằng giọng hát, hát và thoại trên sân khấu hòa làm một đầy nhịp nhàng, uyển chuyển, thể hiện được vô vàn sắc thái, lúc ủy mị, mùi mẫn, đau thương, lúc lại hùng dũng, uy nghi, lẫm liệt…
Kỹ năng diễn xuất, biểu cảm gương mặt, điều khiển động tác, ánh mắt của Thanh Nga được đánh giá là xuất thần, hiếm ai làm được. Mỗi khi đứng trên sân khấu, bà đi lại, nói năng, thể hiện mọi động tác đều tinh tế, có ý đồ cụ thể, không thừa thãi. Thanh Nga có thể chuyển biểu cảm từ hai sắc thái trong một phân đoạn ngắn vô cùng nhanh và mượt.
Những năm 1960 – 1970, Thanh Nga được coi là “nữ hoàng” trên sân khấu cải lương miền Nam, đoạt tới hai giải Thanh Tâm. Bà như cơn bão sân khấu, bá chủ phòng vé, được vô số khán giả, đàn em ái mộ, cứ hễ diễn ở đâu là cháy vé tới đó. Khán giả nô nức mua vé tới rạp chỉ để được thấy Thanh Nga diễn.
Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang, trải dài mọi thể loại, từ tuồng lịch sử, cổ trang tới tuồng xã hội, hiện đại như Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương… Trong đó, các vai nữ tướng, nữ anh hùng đã trở thành đỉnh cao sân khấu Thanh Nga đạt tới, mà đến nay vẫn chưa đàn em nào vượt qua.
Năm 1984, bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên dù đã qua đời nhưng vẫn được truy tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú trong đợt xét tặng đầu. Tới năm 2005, tên Thanh Nga cũng được chọn cho một con đường
Đám tang đông nghẹt người hâm mộ
Viêc Thanh Nga bị ám sát vào năm 1978 đã trở thành sự kiện chấn động. Đám tang Thanh Nga cho thấy rõ sự hâm mộ rất lớn của khán giả với người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh này.
Theo nghệ sĩ Hồng Loan – cháu gái cố nghệ sĩ Thanh Nga từng kể trên kênh Youtube riêng thì sau khi nhập quan, linh cữu Thanh Nga được quàn tại trụ sở Hội Văn nghệ ở quận 3, để khán giả thương mến Thanh Nga được đến nhìn bà lần cuối. Nhiều người dân khắp mọi miền trên cả nước đã đổ về Sài Gòn để viếng bà. Vì số người quá đông nên lễ viếng kèo dài tới tận 3 ngày.
Thế nhưng mỗi người đi qua quan tài cũng chỉ kịp nhìn di ảnh Thanh Nga và đặt nén nhang hoặc cành hồng rồi đi luôn để đến lượt người khác. Và có lẽ vì thấy chưa đủ để nói lời vĩnh biệt Thanh Nga nên nhiều người sau khi đã viếng nữ nghệ sĩ lại quay lại xếp hàng để tiếp tục được vào lần nữa.
Trong ba ngày viếng Thanh Nga, nhiều người chấp nhận ngủ ngoài cửa nhà quàn để sáng hôm sau được vào tiễn biệt sớm.
Không chỉ có khán giả thương tiếc Thanh Nga mà nhiều nghệ sĩ cũng đau xót trước sự ra đi của nữ nghệ sĩ bạc mệnh. Theo Hồng Loan kể lại thì trước buổi sáng đầu tiên, trước khi cho khán giả vào viếng thì cố NSND Phùng Há được hai người dìu vào nơi để quan tài Thanh Nga.
NSND Phùng Há không giấu được sự đau đớn và khóc: “Nga ơi, sao con bỏ má mà đi vậy? Đầu bạc đưa tiễn kẻ đầu xanh, còn gì đau lòng hơn”. Tiếng khóc của NSND Phùng Há khiến nhiều người không cầm được nước mắt.