Ninh Bình: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoạch là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua việc nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Kế hoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thể, bao gồm: Đào tạo được ít nhất 2-3 chuyên gia về năng suất, chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn; có ít nhất 50 tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua việc nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ; áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến. Bên cạnh đó, có từ 2 – 3 tổ chức, doanh nghiệp được hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng.

Việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp sẽ được UBND tỉnh Ninh Bình tích cực đẩy mạnh trong giai đoạn 2022 – 2025. Ảnh minh họa

Ngoài ra, có từ 500 lượt lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã được đào tạo, tập huấn kiến thức về giải pháp nâng cao năng suất, chuyển đổi số, sản xuất thông minh góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, đối tượng hỗ trợ theo Kế hoạch gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở cung cấp dịch vụ, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh, tham gia chuỗi giá trị, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Để đạt được các mục tiêu kể tên, UBND tỉnh Ninh Bình đưa ra bốn nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Theo đó, thứ nhất là, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc: Xây dựng, áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Thứ hai là, tuyên truyền, phổ biến về năng suất và chất lượng: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến: Các văn bản về năng suất và chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Triển khai quảng bá trên các kênh truyền thông của tỉnh. Xây dựng phóng sự về mô hình điểm, hiệu quả về cải tiến năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động năng suất, chất lượng.

Thứ ba là, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về năng suất và chất lượng: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu đối với nhân lực làm công tác quản lý về tiêu chuẩn và chất lượng; các chuyên gia về năng suất và chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định; Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về năng suất, chất lượng, chuyển đổi số, sản xuất thông minh cho lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư là, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp: Gắn kết chặt chẽ nội dung về năng suất và chất lượng với nhiệm vụ của các chương trình khoa học, công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia bao gồm: Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; chương trình phát triển công nghệ cao; chương trình phát triển sản phẩm quốc gia; chương trình phát triển thị trường khoa học, công nghệ; chương trình phát triển tài sản trí tuệ; chương trình mỗi xã một sản phẩm và các chương trình khoa học, công nghệ cấp quốc gia, cấp tỉnh khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh khi đưa vào áp dụng tại doanh nghiệp; Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh,… Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Đáng chú ý, việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất và chất lượng trong doanh nghiệp sẽ được UBND tỉnh Ninh Bình tích cực đẩy mạnh trong giai đoạn 2022 – 2025.

Hà My

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích