Những ngành nghề thu hút lao động tại Bình Định – Quy Nhơn
(Xây dựng) – Đến trung tuần tháng 5/2023, tỉnh Bình Định đã xuất sắc hoàn thành 50% kế hoạch đề ra trong năm 2023 khi thu hút mới 30 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 10.101 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 6 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và 4 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, hạ tầng; dự kiến giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động.
Bình Định thu hút nhân sự đa dạng ngành nghề
Sáng 19/5, FPT Software đã tổ chức lễ động thổ Tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ hợp này là một trong những dự án quy mô lớn nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, kinh tế biển của tỉnh Bình Định.
Với tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, tổ hợp sẽ là nơi làm việc, nghiên cứu phát triển, học tập của 14.000 nhân sự công nghệ, hướng đến mục tiêu đưa Quy Nhơn thành trung tâm trí tuệ nhân tạo của khu vực Đông Nam Á. Theo dự báo, Quy Nhơn sẽ là điểm đến của hàng chục ngàn nhân lực công nghệ, trong đó có hàng ngàn nhân sự công nghệ đến từ các quốc gia Đông Âu, Ấn Độ…
Cũng theo dự báo của nhiều chuyên gia, để phục vụ cho các dự án này cũng như các dự án trước đó, Bình Định sẽ thu hút lao động thuộc nhiều lĩnh vực như: công nghệ thông tin, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, quản lý đô thị, các ngành kỹ thuật…
Sự phát triển mạnh mẽ của Bình Định trên mọi phương diện thu hút lực lượng lao động đa ngành nghề. |
Ở lĩnh vực công nghiệp, địa phương đặt mục tiêu xây dựng ngành thành lĩnh vực then chốt, tập trung vào các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp – đô thị ven biển… Theo tốc độ phát triển như hiện tại, Bình Định sẽ nhanh chóng trở thành “trung tâm công nghiệp”, quy tụ lực lượng lao động từ công nhân đến các chuyên gia trong và ngoài nước, nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp…
Trong địa hạt du lịch, năm 2023, Bình Định dự kiến thu hút 5.000.000 lượt khách, tăng hơn 21% so với năm 2022, đạt doanh thu 16.400 tỷ đồng. Đến năm 2025, khách du lịch đến tỉnh ước đạt 8.000.000 lượt, đóng góp 20% GRDP của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Bình Định cần có những hoạt động, sản phẩm dịch vụ mới, cùng giải pháp đa dạng hóa thị trường khách du lịch, chú trọng phát triển các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao. Những tín hiệu khả quan cùng tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai được xem là nền tảng để du lịch Bình Định trở thành thỏi nam châm hút đội ngũ nhân sự cao cấp đến với địa phương để phục vụ cho ngành này.
Sở hữu 134 km bờ biển, địa thế nước sâu tự nhiên cùng vị trí cửa ngõ khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng lãnh hải rộng 36.000 km2… cảng biển quốc tế Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu hàng đến 70 ngàn tấn; đồng thời có tiềm năng trở thành trung tâm phát triển dịch vụ về vận tải, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa, cảng biển, logistics… Tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng trong dài hạn, nhiều dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực cảng biển, logistics đang được triển khai cũng như lên kế hoạch nhằm đón đầu sự tăng trưởng nhu cầu của thị trường. Điều này cũng trở thành lực hút mãnh mẽ lực lượng lao động đến với địa phương, đặc biệt là những chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên môn.
MerryLand Quy Nhơn lấp đầy “lỗ hổng” hạ tầng xã hội của Bình Định – Quy Nhơn
Trong bối cảnh Bình Định tăng tốc phát triển trong nhiều lĩnh vực, đội ngũ lao động cao cấp đã, đang và sẽ tiếp tục “đổ bộ” về địa phương để sinh sống và làm việc. Dự báo đến năm 2040, tổng dân số của Khu kinh tế Nhơn Hội khoảng 200.000 – 250.000 người, nhu cầu sử dụng quỹ đất xây dựng khoảng 10.746 ha; cộng với 14.000 nhân sự từ tổ hợp công nghệ AI của FPT, và nguồn lao động từ các lĩnh vực khác… điều này đặt ra nhiều đòi hỏi bức thiết về hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí, nơi an cư chất lượng cao cho đội ngũ chuyên gia… Tuy nhiên, hiện nay Quy Nhơn nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung vẫn chưa đáp ứng đủ những nhu cầu kể trên. “Lỗ hổng” hạ tầng xã hội của địa phương vẫn còn khá lớn, trong khi đây là một trong những điều kiện quan trọng để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.
Canal District được mệnh danh là trái tim sôi động của MerryLand Quy Nhơn. Đây là quần thể thương mại, trải nghiệm mua sắm, vui chơi giải trí với 36 tuyến phố đa công năng, hệ thống đa kênh đào, quảng trường và quảng trường nhạc nước độc đáo. |
Nắm bắt thực tế này, dự án MerryLand Quy Nhơn tại bán đảo Hải Giang đã được Tập đoàn Hưng Thịnh phát triển theo mô hình dự án phức hợp gồm đa dạng các loại hình bất động sản từ nghỉ dưỡng (biệt thự đồi, biệt thự biển, căn hộ du lịch biển…) đến thương mại kết hợp lưu trú (bizhouse, nhà phố trung tâm bán đảo…) cùng hệ tiện ích kép đáp ứng đủ đầy nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí dành cho nhóm nhân sự cao cấp… Thành phố bán đảo được kỳ vọng sẽ trở thành mảnh ghép lắp đầy sự thiếu hụt về hạ tầng xã hội tại Bình Định.
Vị trí kết nối trực tiếp với Khu kinh tế Nhơn Hội qua cầu Hải Giang, di chuyển đến các khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm nghiên cứu của FPT chỉ trong 20-30 phút cũng là lợi thế đưa MerryLand Quy Nhơn trở thành lựa chọn lưu trú được giới chuyên gia và các cấp quản lý doanh nghiệp ưu tiên khi đến Bình Định làm việc và sinh sống lâu dài.
Nguồn: Báo xây dựng