Những lưu ý đối với người khuyết tật trong thời gian dịch Covid-19
Người khuyết tật có thể có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn vì:
– Rào cản trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản, chẳng hạn như rửa tay (ví dụ: có thể không tiếp cận được bồn, chậu rửa rửa tay hoặc máy bơm nước hoặc một người có thể gặp khó khăn khi rửa tay kỹ càng).
– Khó khăn trong việc thực hiện giãn cách xã hội trong thực tế vì nhu cầu hỗ trợ bổ sung hoặc vì họ được đưa vào sống trong cơ sở từ thiện.
– Sự cần thiết phải chạm vào mọi thứ để có được thông tin từ môi trường hoặc để được hỗ trợ.
– Rào cản tiếp cận thông tin y tế công cộng.
Người khuyết tật có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn nếu họ bị nhiễm bệnh vì: Tình trạng bệnh đã có từ trước cùng với tình trạng khuyết tật; và rào cản tiếp cận chăm sóc sức khỏe.
Những người khuyết tật cũng có thể bị ảnh hưởng không tương xứng bởi sự bùng phát dịch bệnh khi các dịch vụ mà họ cần bị gián đoạn nghiêm trọng.
Có thể giảm bớt các rào cản mà người khuyết tật gặp phải nếu các bên liên quan có hành động thích hợp.
Ảnh minh họa.internet
Những chú ý cần thiết đối với Người khuyết tật mặc Covid-19
Người khuyết tật bị nhiễm COVID-19 ngoài việc cần chăm sóc như mọi người khác thì cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt, nhất là với người có khó khăn trong tự phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Theo Quyết định 4038 và 4156 của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 là người khuyết tật cần chú ý những hướng dẫn sau:
1. Những người khuyết tật hãy mạnh mẽ và tự tin vào bản thân, chúng ta sẽ vượt qua đại dịch khi có kiến thức về phòng chống dịch COVID-19 và cách ly y tế, điều trị tại nhà.
2. Người khuyết tật có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 với mức độ nặng cao hơn, vì vậy người chăm sóc thường sẵn sàng các tình huống phải liên lạc với nhân viên y tế.
3. Theo dõi sát dấu hiệu của người nhiễm, cần chuyển cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế điều trị COVID-19 trên địa bàn khi có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp.
4. Kết hợp các hoạt động luyện tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần để giúp bù đắp cho việc hạn chế các hoạt động bên ngoài và tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thất vọng.
5. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ trợ giúp người khuyết tật trước và sau khi sử dụng.
6. Đối với một số người khuyết tật nặng cần có người trợ giúp chăm sóc.
7. Theo dõi các thông tin khác trong phòng chống dịch COVID-19 và cách ly y tế phù hợp với người khuyết tật do Bộ Y tế ban hành có sẵn trên YouTube và website: http://kcb.vn.
Nguồn: hoanhap.vn