Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xuất hiện ở Việt Nam năm 2022

Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xuất hiện ở Việt Nam năm 2022

MTĐT –  Chủ nhật, 25/12/2022 23:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quầng mặt trời ở Lào Cai, hai mẹ con cá voi xuất hiện ở Bình Định, mây thấu kính bao đỉnh núi Bà Đen như đĩa bay… là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xuất hiện ở Việt Nam năm 2022.

Quầng mặt trời ở Lào Cai. Vào khoảng 12 giờ trưa 10/5 tại TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai), người dân đã quan sát thấy hào quang quanh mặt trời. Nhiều người tỏ ra thích thú và chia sẻ những hình ảnh hiếm gặp này lên mạng xã hội.

Quầng mặt trời ở Lào Cai. Vào khoảng 12 giờ trưa 10/5 tại TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai), người dân đã quan sát thấy hào quang quanh mặt trời. Nhiều người tỏ ra thích thú và chia sẻ những hình ảnh hiếm gặp này lên mạng xã hội.

Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho hay, hiện tượng thiên nhiên này không có gì quá đặc biệt, nó thường xuất hiện vào thời điểm đầu và trong mùa hè.

Quầng sáng này là do ánh sáng mặt trời chiếu qua những đám mây trên cao. Những đám mây này có cấu trúc là các tinh thể băng. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào thì bị khúc xạ sinh ra những vòng tròn có nhiều màu sắc. Quầng mặt trời cũng có 7 màu như cầu vồng (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) nhưng thứ tự màu sắc được sắp xếp ngược lại. 

Trước đó, không chỉ tại Lào Cai, hiện tượng quầng mặt trời còn xuất hiện tại nhiều tỉnh thành như TP. HCM, Huế, Hà Nam, Khánh Hòa… Theo các nhà khoa học, quầng quanh mặt trăng thường tần suất xuất hiện nhiều hơn, còn quầng mặt trời rất hiếm gặp và được coi là hiện tượng thời tiết lý thú.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hai mẹ con cá voi xuất hiện ở Bình Định. Trong nhiều ngày của tháng 8/2022, một cặp cá voi, gồm cá voi mẹ và cá voi con, đã xuất hiện ở vùng biển Đề Gi của tỉnh Bình Định, khiến người dân và du khách thích thú khi được chứng kiến. Những người đam mê nhiếp ảnh đã thuê tàu để “săn” ảnh cá voi ở vùng biển này.

Theo khảo sát của các chuyên gia Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và loài nguy cấp (CBSE), cá voi xuất hiện ở biển Đề Gi là loài cá voi Bryde (tên khoa học là Balaenoptera edeni). Loài này tương đối phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

Đây là loài cá voi nhỏ, thuộc họ Balaenopteridae. Con đực có kích thước từ 12-13m, con cái lớn hơn một chút từ 13-14m. Cả hai giới đều nặng từ hơn 13-15 tấn. 

Các chuyên CBES cũng cho rằng sự xuất hiện của cá voi gần bờ tại Bình Định là một tín hiệu rất tích cực, cho thấy môi trường biển gần bờ của Bình Định được cải thiện, có nhiều thức ăn. Nếu được quản lý bảo vệ tốt, cá voi quay lại thường xuyên hàng năm tại Bình Định là một trong những yếu tố tuyệt vời để du lịch địa phương phát triển bền vững.

tm-img-alt
tm-img-alt

Mây thấu kính bao đỉnh núi Bà Đen như đĩa bay. Ngày 24/11, những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc về hiện tượng trên đỉnh núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) thu hút sự chú ý của nhiều người. Hình ảnh những đám mây lớn tạo thành quầng bao quanh đỉnh núi nổi bật giữa nền trời xanh đã tạo ra khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng trên thực chất là mây dạng thấu kính (Lenticular clouds). Đây là những đám mây đứng yên, có hình dạng tương tự thấu kính và hình thành ở những dãy núi cao. Thông thường mây thấu kính hình thành theo hướng song song với hướng gió, tách thành ba loại gồm Altocumulus, Stratocumulus và Cirrocumulus (lần lượt là mây trung tích, tầng tích và ti tích) tùy vào điều kiện thời tiết, địa hình. 

Khi không khí ẩm và ổn định chảy qua một ngọn núi, một loạt các lượt sóng (không khí) dừng có thể hình thành ở mặt bên của nó. Nếu nhiệt độ tại đỉnh sóng giảm xuống dưới điểm sương, hơi nước lơ lửng sẽ ngưng tụ lại tạo thành đám mây dạng thấu kính.

Trong quá trình tiếp tục của dòng không khí, khi đi xuống chỗ lõm của sóng, đám mây có thể bốc hơi, tạo nên các cạnh đặc trưng. Ở một số điều kiện nhất định, chuỗi dài các đám mây dạng thấu kính có thể hình thành gần đỉnh của mỗi đợt tiếp theo trong một mô hình đám mây, có thể kéo dài hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn km.

Đại diện HAS cho biết, hiện tượng này không hiếm gặp. Trên thế giới gặp nhiều ở núi Phú Sĩ (Nhật Bản) hay một số nơi ở Mỹ, thường là vùng núi cao./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích