Những điều cần biết về bệnh xương khớp mùa lạnh
Những điều cần biết về bệnh xương khớp mùa lạnh
Trời mưa lạnh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bị đau xương khớp, đặc biệt ở người cao tuổi, những cơn đau tấn công làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
Chia sẻ với Vnexpress, Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên, khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết thời tiết trở lạnh là nhiều người bị đau nhức xương khớp, nhất là người cao tuổi. Nhiệt độ hạ thấp, cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường.
Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu tại các vùng da này co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp. Máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích gây đau nhức.
Ảnh minh họa
Vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh?
Lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể kém hơn bình thường khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó là do cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh và da và làm mạch máu co lại. Khi lưu thông máu kém sẽ khiến lưu thông dịch khớp cũng như máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn và màng hoạt dịch khớp, gây đau xương khớp.
Bao gồm tuần hoàn tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch, tình trạng muối kết tủa do nồng độ hóa chất trung gian thay đổi,… là nguyên nhân gây đau nhức cơ xương khớp vào mùa lạnh.
Ảnh minh họa
Độ ẩm tăng cao vào mùa lạnh làm đông hoặc co rút gân cơ khớp. Khi đó, các khớp bị khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.
Ở người lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm kết hợp với các bệnh lý khớp mãn tính là nguyên nhân gây đau xương khớp vì khớp bị thoái hóa do tuổi tác, khí huyết lưu thông suy giảm.
Triệu chứng khi đau xương khớp mùa lạnh
– Đau nhức xương khớp: Với các vị trí thường xuyên cử động nhiều như đầu gối, cổ tay, ngón tay, người bệnh sẽ thấy đau nhức và buốt từ trong xương, các khớp sưng đỏ, tê cứng làm cản trở vận động.
– Phát ra âm thanh ở các khớp mỗi khi cử động
– Cứng khớp: Đặc biệt là buổi sáng lúc mới thức dậy. Cứng khớp khiến việc co duỗi trở nên khó khăn. Để cử động bình thường, người bệnh cần phải thực hiện xoa bóp và vận động khớp nhẹ nhàng.
– Nhạy cảm với cơn đau hơn: Người bị bệnh khớp mãn tính thường nhạy cảm với cơn đau xương khớp hơn do lớp sụn khớp đã bị bào mòn, khiến đầu xương bị trơ ra.
Ảnh minh họa
Cách đối phó với bệnh đau khớp mùa lạnh
Việc chăm sóc khớp vào mùa lạnh đúng cách có ý nghĩa quan trọng, những biện pháp sau đây giúp bệnh nhân viêm khớp bảo vệ xương khớp hiệu quả trong mùa lạnh.
Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương, bên cạnh đó nước còn giúp máu lưu thông tốt để nuôi các mô sụn. Tuy nhiên, vào mùa đông hầu hết mọi người “lười” uống nước khiến bệnh xương khớp thường gia tăng thời điểm này. Do đó, cần tích cực bổ sung nước vào cơ thể để ngăn ngừa đau khớp trong mùa lạnh.
Để hạn chế tình trạng viêm, người mắc đau khớp cần ăn các thực phẩm giàu axit béo omega 3, các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C, vitamin D nhằm hạn chế, ngăn ngừa sự mất sụn và giảm đau ở người già hiệu quả.
Ảnh minh họa
Người cao tuổi, nhất là người yếu khi gặp thời tiết thay đổi đã không thích ứng kịp thì rất dễ dẫn đến tai biến, tử vong. Đặc biệt là những người có tiền sử cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, hen suyễn,… để giúp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn các khớp xương ở người già thì có thể bổ sung thêm các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin,…
Thời tiết lạnh khiến người bệnh lười làm việc, ít vận động và lười tập luyện thể dục dẫn đến các khớp bị đau, sưng viêm,… Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp bôi trơn các xương khớp để ngăn chặn các cơn đau nhức khớp. Khi bị đau nhức kéo dài người bệnh cũng nên đi kiểm tra xác định nguyên nhân gây tổn thương để có biện pháp điều trị thích hợp.
Đeo găng tay áp lực giữ ấm (warm compression gloves) giúp lưu thông máu tốt hơn, các cơ khớp được thư giãn tốt hơn từ đó giảm đau và các khớp vận động linh hoạt hơn.