Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2023

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 3/2023

MTĐT –  Thứ tư, 01/03/2023 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT ngày 6/2/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú có hiệu lực từ ngày 18/3/2023.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.

Về hoạt động giáo dục, ngoài thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, Trường phổ thông dân tộc bán trú còn thực hiện và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:

Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường; Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;

Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Cũng theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập và UBND cấp huyện quản lý.

Phòng GD-ĐT giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2/8/2010 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT.

Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT ngày 6/2/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú có hiệu lực từ ngày 18/3/2023.

Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm: Tổ chức và quản lý nhà trường; hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú; nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Theo Quy chế, Trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ. Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước. Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

Trường phổ thông dân tộc bán trú bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:

Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ học sinh bán trú: Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, có ít nhất 20% học sinh bán trú. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú.

Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.

Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày. Học sinh bán trú thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:

Thực hiện nội quy nội trú của nhà trường. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc khác. Được bố trí ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, còn một số chíng sách ở lĩnh vực khác có hiệu lực như: 

Cấp hộ chiếu phổ thông gắn chip từ 1/3

Kể từ ngày 1/3, Bộ Công an và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử (hộ chiếu gắn chip) cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Cục Xuất nhập cảnh cho biết người được cấp hộ chiếu gắn chip sẽ được phía nước ngoài ưu tiên khi xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh. Hiện nay, trên thế giới có trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hộ chiếu điện tử. Hộ chiếu gắn chip có tính bảo mật thông tin cao vì được lưu trữ trong con chip, rất khó sao chép thông tin.

Việc phát hành hộ chiếu điện tử không những tạo điều kiện cho người dân trong hoạt động xuất nhập cảnh mà còn phù hợp với chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao vị thế của hộ chiếu VN. Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân VN, người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu gắn chip hoặc hộ chiếu không gắn chip…

Siết việc tiếp nhận tiền tài trợ, công đức

Có hiệu lực từ ngày 19-3, Thông tư 04/2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích thông qua bốn phương thức. Một là, tiếp nhận bằng phương thức chuyển khoản thông qua tài khoản tiền gửi được mở tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Hai là, tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Việc này nhằm bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.

Ba là, tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

Bốn là, tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp.

Việc quản lý tiền công đức, tài trợ ngay từ khâu tiếp nhận với các phương thức kể trên được thực hiện với mong muốn là bảo đảm tính minh bạch ngay từ khâu đầu vào…

Tăng mức bồi dưỡng cho người làm việc trong điều kiện độc hại

Theo Thông tư 24/2022 của Bộ LĐ-TB&XH, người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sẽ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật nếu đủ điều kiện.

Cụ thể, bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau: Mức 1 là 13.000 đồng, tăng 3.000 đồng so với hiện nay; mức 2 là 20.000 đồng, tăng 5.000 đồng; mức 3 là 26.000 đồng, tăng 6.000 đồng; mức 4 là 32.000 đồng, tăng 7.000 đồng.

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật là việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn vệ sinh thực phẩm… và đặc biệt không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/3.

Song Lam (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích