Những chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch COVID–19 của Thủ tướng Chính phủ trong tuần qua
Phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, triển khai các giải pháp mới quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn để dập dịch; cần có đủ và nhanh nhất vaccine phòng bệnh COVID-19; tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa… Đây là những chỉ đạo nổi bật của Thủ tướng Chính phủ tuần qua (26-30/7/2021).
Phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, triển khai các giải pháp mới quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn để dập dịch
Hàng loạt nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong kết luận tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện Điện của Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu, lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung, thống nhất, chuyên sâu ở tầm quốc gia; trong tình hình mới phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, phải có cách tiếp cận mới và triển khai các giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, quán triệt phương châm “rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả”.
Các địa phương không tự đặt ra các quy định, thủ tục (như quy định về loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, không thiết yếu) trái với quy định chung, nhất là của pháp luật; những gì chưa hợp lý phát sinh từ thực tiễn cần đề xuất sửa đổi, điều chỉnh tổng thể, hợp lý, phù hợp.
Tận dụng tối đa thời gian “vàng” khi thực hiện giãn cách để tăng tốc làm sạch các vùng dịch, ổ dịch trong tuần đầu thực hiện giãn cách, phát hiện tối đa các ổ dịch trên địa bàn, dứt khoát không để phát sinh ổ dịch mới, hình thành vùng an toàn, vững chắc, nhanh nhất có thể…
Cần có đủ và nhanh nhất vaccine phòng bệnh COVID-19
Để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là cần có đủ và nhanh nhất vaccine phòng bệnh và để chủ động về vaccine thì cần phải sản xuất được vaccine trong nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phải luôn lưu ý đối với việc nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, cần phải dành sự quan tâm đặc biệt để nhanh nhất, sớm nhất có thể sản xuất được vaccine trong nước; trình tự, thủ tục hành chính có thể rút gọn tối đa, nhưng phải đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết và phải bảo đảm các nguyên tắc, quy định về pháp lý, khoa học và thực tiễn.
Tạo điều kiện để các địa phương, DN tiếp cận nguồn vaccine thế giới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ và có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn cung vaccine trên thế giới.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng vaccine, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm vaccine kịp thời, khoa học, an toàn và hiệu quả.
Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19
Tiếp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021, để tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành có ý kiến: Không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có giấy nhận diện có QR Code còn thời hạn do ngành giao thông vận tải cấp vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.
Trường hợp phương tiện không có giấy nhận diện có QR Code, hoặc có nhưng hết thời hạn, thì thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.
Thủ tướng quyết định bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng phòng chống dịch
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung 1.553.518,172 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 cho Bộ Quốc phòng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Giao bộ, địa phương chủ động quyết định tiếp nhận tài trợ xe cứu thương phòng, chống dịch bệnh
Để kịp thời huy động các nguồn lực cho công tác phòng chống đại dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao các bộ, cơ quan, địa phương chủ động xem xét, quyết định việc tiếp nhận xe cứu thương trong lĩnh vực y tế do tổ chức, cá nhân tài trợ phục vụ công tác phòng chống đại dịch COVID-19 thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2022
Bên cạnh các chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KTXH) năm 2022, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn; các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.
Dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 phải được xây dựng tích cực, khả thi với tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao nhất, theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, bảo đảm thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu.
Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng
Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Nghị định nêu rõ, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (mức chuẩn). Mức chuẩn này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.
Tiêu chí phân loại cảng biển
Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Theo đó, tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.
Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển KTXH của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển KTXH của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển KTXH của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển KTXH của địa phương.
Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1331/QĐ-TTg.
Chiến lược đề ra 6 mục tiêu cụ thể: 1- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên; 2- Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; 3- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao; 4- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên; 5- Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên; 6- Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy vai trò của quân đội trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vaitrò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn2021-2027”.
Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn cả nướcvới mục tiêu 80% cán bộ, nhân dân nói chung, trong đó 60% cán bộ, nhândân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi được phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiểu biết và ý thứcchấp hành pháp luật; 100% cán bộ, chiến sĩ được phổ biến, giáo dục phápluật; có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hànhpháp luật…
Mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục mở
Theo Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1373/QĐ-TTgngày 30/7/2021 thì mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việctiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đạivới nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnhphát triển nguồn nhân lực.
Đề án phấn đấu đến năm 2030 đạt 100% các tỉnh hoànthành phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo; 90% các trường đại học triểnkhai đại học số và xây dựng học liệu số; 80% các cơ sở giáo dục phổthông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơsở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tậptrên môi trường số…
Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1328/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA).
VCA là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và tổ chức khác, được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã tự nguyện tham gia (thành viên); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, giữ vai trò nòng cốt và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể, góp phần vào sự nghiệp phát triển KTXH của đất nước.