Những ai không nên ăn bánh trung thu, ăn thế nào cho đúng?

Những ai không nên ăn bánh trung thu, ăn thế nào cho đúng?

Bánh trung thu là món ngon không thể thiếu trong dịp tết quan trọng này nhưng các chuyên gia cảnh báo nhiều điều cần lưu ý khi ăn tránh rước họa vào thân.

So với một bát cơm 110g thì một chiếc bánh trung thu chứa lượng bột đường bằng 2 – 3 bát cơm. Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, phần lớn từ thịt mỡ động vật, hạt dưa, hạt điều, vừng… Một chiếc bánh trung thu chứa lượng chất béo bằng 1 – 2 lần lượng chất béo của một bát phở bò.

banh trung thu

Một chiếc bánh trung thu chứa lượng bột đường bằng 2-3 bát cơm (Ảnh minh họa)

Nếu ăn nửa chiếc bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày mỗi người sẽ phải bớt đi khoảng một bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để “đào thải” chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh. Trong khi đó, nếu ăn một chiếc bánh trung thu tức là mỗi người đã nhận đủ năng lượng cần thiết cho ngày đó.

Nếu ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ sinh ra cảm giác béo ngậy, đồng thời dễ dẫn đến đầy bụng và gây khó tiêu, chán ăn và các vấn đề khác. Người già và trẻ em không nên ăn nhiều, nếu không sẽ gây đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Sử dụng bánh trung thu sao cho đúng cách?

Để hạn chế thừa cân, béo phì, dư thừa năng lượng và các vấn đề sức khỏe liên quan trong mùa trung thu, mỗi lần ăn bánh trung thu chỉ nên ăn một phần tư hoặc phần tám, hoặc nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ngoài ra, khi ăn bánh trung thu, các gia đình cũng nên chú ý những điều sau.

Tốt nhất nên ăn bánh trung thu vào buổi sáng hoặc trưa, nên ăn ít hoặc cố gắng không ăn vào buổi tối, nhất là đối với người cao tuổi. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối có thể gây đông máu, huyết khối và các bệnh tim mạch khác.

Đồng thời, việc ăn bánh trung thu vào ban ngày sẽ tạo ra một khoảng thời gian thích hợp để cơ thể xử lý phần năng lượng được nạp vào.

banh tung thu 3

Nến ăn bánh trung thu vào ban ngày để cơ thể có thời gian xử lý phần năng lượng được nạp vào (Ảnh minh họa)

Bánh trung thu và cháo là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Khi ăn chung với nhau sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng nhanh, không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường mà còn ảnh hưởng xấu đến tế bào não của con người, giảm khả năng chuyển hóa chất béo.

Bánh trung thu chứa nhiều chất béo nên nếu bảo quản quá lâu sẽ dễ khiến nhân bánh bị biến chất. Bánh trung thu nên ăn khi mua về hoặc bảo quản đúng cách để tránh bị hư hỏng.

Bánh trung thu ngày càng đa dạng về hương vị và mẫu mã. Nếu có hai hương vị bánh trung thu là ngọt và mặn thì nên sử dụng theo thứ tự từ bánh mặn rồi đến ngọt để có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngon, nếu không sẽ không cảm nhận được vị ngon.

Những người nên hạn chế ăn bánh trung thu

Các bác sĩ đều khuyên rằng, người mắc bệnh huyết áp, mỡ máu, bệnh tim mạch không nên ăn bánh trung thu. Chất béo, đường bột trong bánh có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí là gây ra nhồi máu cơ tim.

m

Người bị cao huyết áp, mỡ máu nên hạn chế ăn bánh trung thu (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, phần trứng muối trong nhân bánh có chứa lượng cholesterol lên tới 600 – 1.500mg. Chỉ cần ăn 1 lòng đỏ trứng muối là đã nạo vào cơ thể vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho người bị tăng huyết áp, tim mạch vành và mỡ máu. Việc ăn nhiều loại bánh này có thể khiến những biểu hiện bệnh huyết áp, tim mạch ngày càng trầm trọng.

Những người cơ thể quá nóng không nên ăn nhiều bánh trung thu, dễ gây khó tiêu. Đồng thời, ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn đến nội hỏa tăng cao, gây nổi mụn, táo bón, sưng lợi và các triệu chứng khác.

Với người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu vô cùng quan trọng. Bánh trung thu chứa lượng đường và chất béo cao, khi ăn quá nhiều, lượng đường trong máu có thể tăng lên đáng kể. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế việc ăn bánh trung thu hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ và cân nhắc giảm tinh bột và dầu ăn trong các bữa ăn khác để duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này nên tránh xa bánh trung thu.

Bánh Trung thu thường được làm khá ngọt, nhiều chất béo, nếu chúng ta ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ dẫn đến nóng rát cổ họng, dạ dày không kịp tiêu hóa. Cuối cùng dẫn đến tình trạng ợ chua nặng hơn có thể trào ngược dạ dày hay buồn nôn, khó tiêu.

Hàm lượng chất béo khá cao trong bánh khiến cho hệ thống tiêu hóa phải sản xuất lượng axit lớn và sinh nhiệt. Vì vậy, với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn nhiều loại bánh này.

banh trung thu 2

Bánh trung thu chứa nhiều đường và chất béo không tốt cho việc tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Những người thường xuyên gặp các vấn đề về da như viêm da, mụn trứng cá và các bệnh lý da khác cũng nên hạn chế tiêu thụ bánh trung thu. Lượng chất béo lớn trong bánh trung thu có thể làm tăng bã nhờn da, gây tồi tệ hơn cho tình trạng da của họ.

Một chiếc bánh trung thu kích cỡ 10x4cm sẽ cung cấp 800 – 1.200 calo. Trong khi đó, một bát cơm vừa khoảng 200 calo, 44,2g glucid, hoặc một tô phở bò trung bình có 430 calo, glucid 59,3g.

Để tiêu hao hết năng lượng của 1/5-1/10 chiếc bánh trung thu đã ăn, mỗi cần vận động khoảng 20 – 30 phút. Theo phân tích của chuyên gia, trong độ tuổi 31 – 50, nam giới hoạt động thể lực cần 2.400 – 2.600 calo mỗi ngày, nữ giới độ tuổi này cần 2.000 calo. Vì vậy người thừa cân, béo phì cần hạn chế ăn bánh trung thu để tránh dư thừa lượng calo không cần thiết.

–> 4 kiêng kỵ trong ngày Tết Trung thu theo quan niệm xưa

Bạn cũng có thể thích