Nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn hai tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ.

nhiet mieng 1

Ảnh minh họa

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Các chuyên gia chưa biết nguyên nhân chính xác khiến bạn bị nhiệt miệng, nhưng họ nghi ngờ rằng việc kết hợp một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, hãy tham khảo nguyên nhân hay bị nhiệt miệng dưới đây.

Các tác nhân có thể khiến bạn bị nhiệt miệng bao gồm:

– Một vết thương nhỏ ở miệng do các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh, tai nạn thể thao hoặc vô tình cắn má

– Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate

– Nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, và thực phẩm cay hoặc axit

– Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt

– Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng

– Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày

– Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt

– Căng thẳng.

abcd

Ảnh minh họa

Cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh, một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

– Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc căng thẳng quá sức, thường xuyên tập luyện thể thao rèn luyện thể chất.

nhiet

Ảnh minh họa

– Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, những đồ gây nóng trong. Nên ăn những món ăn bổ xung nhiều vitamin và dưỡng chất.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách để không gây tổn thương cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà

– Súc miệng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) bằng nước muối loãng. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

– Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

– Súc miệng 3-4 lần/ngày bằng nước hạt rau mùi (ngâm một thìa hạt rau mùi với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng). Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả.

– Nước củ cải: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ngày.

– Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

– Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

– Bôi mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.

– Bôi nước cỏ mực mật ong: Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

Bạn cũng có thể thích