Nhật Bản phát triển phương pháp mới điều trị virus SARS-CoV-2

Nhật Bản phát triển phương pháp mới điều trị virus SARS-CoV-2

Ngày 16/8, Nhật Bản thông báo đã phát triển các tế bào miễn dịch bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ con người để điều trị các ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

tm-img-alt
(Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Nhóm nghiên cứu, bao gồm các thành viên từ Đại học Kyoto, Đại học Y khoa Fujita, Đại học Osaka và Trung tâm quốc gia về sức khỏe và phát triển trẻ em, có kế hoạch tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong 3 năm, trên những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do hóa trị và đang phải chịu các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19.

Nhóm đã tạo ra các “tế bào T sát thủ” tấn công các tế bào bị nhiễm virus. Các tế bào này được phát triển theo cách làm giảm nguy cơ bị bệnh nhân đào thải và mang các gen có chức năng “cảm biến” phát hiện các protein đặc trưng của virus SARS-CoV-2 mới. Khi các tế bào đã phát triển được nuôi cùng với các tế bào bị nhiễm mới, khoảng 90% các tế bào virus đã chết sau 12 giờ.

Giáo sư Hiroshi Kawamoto của Đại học Kyoto, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết phương pháp điều trị mới này sẽ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch vì các tế bào đã phát triển sẽ tấn công trực tiếp các tế bào bị nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.

Trong một diễn biến khác, cùng ngày 16/8, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết có kế hoạch cung cấp thuốc điều trị cho 260.000 bệnh nhân COVID-19, trong bối cảnh nước này chứng kiến sự gia tăng các ca bệnh trong mùa Hè này. Cụ thể, KDCA sẽ cung cấp thuốc điều trị trên toàn quốc vào cuối tháng này và sẽ bắt đầu tiêm vaccine có hiệu quả phòng biến thể KP.3, một biến thể phụ Omicron chiếm 45,5% các trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc vào tháng trước.

Thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Trước đó, Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản cũng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 thuốc điều trị Covid-19. Shionogi cho biết, loại thuốc này có thể nhanh chóng giảm số lượng virus trong cơ thể người bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng lâm sàng như sốt hay khó thở, nếu người bệnh được kê đơn ngay sau khi phát hiện nhiễm Covid-19.

Trong các thử nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện số lượng virus đã giảm nhanh và đáng kể. Trong cuộc thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành, công ty sẽ kiểm tra độ an toàn của loại thuốc này ở những bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành và có sức khỏe tốt. Những người tham gia thử nghiệm đã sử dụng liều đầu tiên và không có bất cứ quan ngại nào về vấn đề an toàn.

Ngày 27/7, Bộ Y tế Campuchia thông báo, Cơ quan Hải quan nước này đã thu giữ ba container thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, sau khi phát hiện lô hàng này có virus SARS-CoV-2. Lô thịt trâu này sẽ bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Sự hoành hành của biến thể Delta ở Thái Lan khiến giới chức Campuchia lo ngại các biến thể mới sẽ lây lan mạnh qua biên giới vào nước này. Hiện phần lớn ca bệnh ở Campuchia là do biến thể Alpha.

Cơ quan đăng ký dược phẩm của Nga phê duyệt việc thử nghiệm lâm sàng kết hợp tiêm vaccine của AstraZeneca/Oxford với vaccine Sputnik V. Năm phòng thí nghiệm của Nga sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng này và dự kiến kết thúc vào đầu tháng 3/2022. Thử nghiệm kết hợp hai loại vaccine này trên người đã được chấp thuận ở Azerbaijan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Belarus.

Ngày 27/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiếp nhận khoảng 3.100 USD do Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19. Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái bày tỏ xúc động và trân trọng tình cảm hướng về đất nước của cộng đồng người Việt tại Malaysia, nhất là trong bối cảnh bà con cũng gặp khó khăn do đại dịch; khẳng định sẽ chuyển số tiền ủng hộ về nước trong thời gian sớm nhất. Đại diện Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia nhấn mạnh, đây là tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng người Việt tại Malaysia đối với quê hương; tin tưởng công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam sẽ sớm đạt kết quả tốt để cuộc sống của người dân trở lại bình thường.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích