Nhập viện tâm thần sau khi vay tín dụng hơn 100 triệu đồng để mua sắm

Nhập viện tâm thần sau khi vay tín dụng hơn 100 triệu đồng để mua sắm

Mỗi khi buồn chán, mất hứng thú với cuộc sống, người phụ nữ ở Hà Nội lại chọn cách tiêu nhiều tiền để giải tỏa. Đáng nói, sau khi “vung tay quá trán”, cô lại hối hận, u uất, suy nghĩ tiêu cực, bác sĩ chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần.

Người
phụ nữ 29 tuổi, trú tại Hoàng Mai (Hà Nội) được chồng đưa vào Bệnh viện Tâm thần
Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) khám với các biểu hiện mất ngủ, nghiện mua sắm, vui
buồn thất thường.

Theo
chia sẻ của người nhà, hơn 1 năm nay, người phụ nữ này thay đổi tính tình,
thích mua sắm. Mỗi ngày, chị mua rất nhiều đồ từ trực tiếp tới online. Có ngày,
chị đặt 5-6 món hàng nhưng không nhớ mình đã mua gì.

Đặc
biệt, mỗi khi cảm thấy buồn, mất hứng thú với cuộc sống, người phụ nữ lại bắt đầu
mua sắm, thích cảm giác tiêu nhiều tiền. Vượt quá khả năng tài chính, chị sử dụng
thẻ tín dụng tiêu trước trả sau, số vay lên đến hơn 100 triệu đồng và sau đỏ tỏ ra vô cùng ân
hận. Khi chồng ngăn cản, chị bị kích thích, mất bình tĩnh, rối loạn
hành vi và cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và thi thoảng có hành vi tự hại.

Người phụ nữ phải nhập viện tâm thần vì nghiện mua sắm (Ảnh minh họa)

Trực
tiếp thăm khám cho bệnh nhân, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh
viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho biết sau khi loại trừ các triệu
chứng khác, người phụ nữ được chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Mỗi lần lên cơn hưng cảm, bệnh nhân lại vui vẻ và
thích mua sắm, yêu đời. Nhưng sau đó, bệnh nhân cảm thấy u uất, buồn bã, nghĩ
tiêu cực và chán nản.

Bệnh
nhân sau đó được bác sĩ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý.

Theo
bác sĩ, “nghiện” mua sắm không phải là trường hợp hiếm gặp. Bác sĩ đã thăm
khám cho các trường hợp “nghiện” mua sắm trực tiếp, trực tuyến, gây tổn
thất tài chính đáng kể và ảnh hưởng tới công việc.

“Nếu
không mua, họ bứt rứt không yên, nhưng mua về lại không dùng đến hoặc nhanh
chóng chán nản, hụt hẫng, suy nghĩ tiêu cực”, bác sĩ nói.

Các
chuyên gia thần kinh phân loại chứng nghiện mua sắm vào một loại rối loạn kích
động kiểm soát (ICDs). Tình trạng này liên quan cảm xúc và một số căn bệnh tâm
lý như trầm cảm, cô đơn và rối loạn lưỡng cực. Nếu không được can thiệp và khắc
phục kịp thời, chứng nghiện mua sắm có thể khiến một người nợ nần, khủng hoảng
tài chính, sức khỏe suy sụp, gây đổ vỡ các mối quan hệ gia đình và xã hội, làm
trầm trọng các vấn đề tâm thần.

Dấu
hiệu nhận biết rối loạn lưỡng cực bao gồm bất ngờ trở nên chán nản, có thể cảm
thấy buồn hoặc tuyệt vọng, mất hứng thú trong hầu hết hoạt động; hoặc tâm trạng
thay đổi theo một hướng khác, cảm thấy phấn khích và tràn đầy năng lượng. Sự
thay đổi có thể xảy ra một vài lần trong năm hoặc thường xuyên nhiều lần trong
ngày. Trong một số trường hợp, rối loạn lưỡng cực gây ra các triệu chứng của trầm
cảm và hưng cảm cùng một lúc.

Một
số nguyên nhân gây ra và kích hoạt cơn lưỡng cực gồm yếu tố di truyền, môi trường,
nội tiết tố hay chất dẫn truyền thần kinh. Yếu tố làm tăng nguy cơ như người
thân như cha mẹ hoặc anh, chị, em ruột đã bị rối loạn lưỡng cực, trải qua giai
đoạn căng thẳng cao, lạm dụng thuốc hoặc rượu, biến cố gia đình.

Chuyên
gia khuyên nên tìm những niềm vui khác ở thực tại với bạn bè, tham gia các hoạt
động xã hội, trải nghiệm để giảm thời gian cầm điện thoại, hoặc sử dụng một số
dịch vụ quản lý tài chính cá nhân để thay đổi thói quen của mình dễ dàng hơn. Nếu
chứng nghiện mua sắm đang chi phối cuộc sống, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia
đình và những người thân thiết, tham vấn bác sĩ tâm lý.

Bạn cũng có thể thích