Nhà ống diện tích 43m2 nhưng không hề bí bách trong hẻm Sài Gòn
Có diện tích đất chỉ 43m2 và hình thù méo mó nằm trong hẻm nhỏ ở Sài Gòn nhưng với thiết kế tối giản, ngôi nhà ống này trở nên vô cùng thông thoáng.
Ngôi nhà ống này là nơi ở của một bản trẻ làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với ngân sách hạn hẹp và yêu cầu về một ngôi nhà thông thoáng nhưng vẫn đầy đủ chức năng, trong bối cảnh đô thị nóng bức, gia chủ muốn đơn vị thiết kế xem xét kỹ càng các yếu tố để đưa ra phương án thiết kế tối ưu.
Ngôi nhà nằm trong hẻm nhỏ ở Sài Gòn, có diện tích đất chỉ 43m2. |
Kiến trúc sư mong muốn mang đến cho gia chủ một ngôi nhà lâu dài với công năng sử dụng, một trải nghiệm về không gian, ánh sáng và gió. Phương án đưa ra là một không gian mở theo cả chiều ngang và chiều dọc để tận dụng tốt nhất ánh sáng và gió tự nhiên, đây vốn là yếu tố rất cần thiết trong một môi trường đô thị nhiệt đới đông đúc.
Mặt bằng chi tiết các tầng của công trình.
Mặt đứng và mặt cắt của công trình.
Các trục cầu thang được phân bố linh hoạt để kết nối tốt hơn các không gian khác nhau, trở thành những khoảng trống cởi mở. Công trình áp dụng triết lý thiết kế của Le Corbusier về trải nghiệm tuần tự của không gian, khoảng cách giữa các phòng được tăng lên.
Trong suốt lối đi cầu thang, các không gian gắn kết chặt chẽ được tiếp nối bởi các không gian thông gió và ngược lại. Ngoài ra, chiều cao trần nhà thay đổi tùy theo các hoạt động chủ yếu như đứng, ngồi và nằm. Kiến trúc sư tạo ra những gián đoạn thú vị trong tổng thể không gian của ngôi nhà.
Cửa chính của ngôi nhà.
Ngay sau cửa chính là nơi để xe.
Ngôi nhà sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo.
Kế tiếp nơi để xe ở tầng trệt là không gian bếp.
Bàn ăn được bố trí vừa đủ trong không gian chật hẹp.
Trên tầng lửng là không gian phòng khách.
Bộ bàn ghế cũ được chủ nhân giữ lại.
Các phòng chức năng gắn kết chặt chẽ với không gian thông thoáng.
Cầu thang lên các tầng được bố trí linh hoạt.
Ngôi nhà có 3 phòng ngủ.
Một trong hai phòng ngủ trên tầng 2.
Mảng xanh cũng được bố trí khéo léo.
Không gian thờ cúng được bố trí trên tầng 3.
Ban đầu, kiến trúc sư muốn những không gian kết nối với số ít đồ trang trí để mở ra tầm nhìn và trở thành phông nền cho các hoạt động của con người. Nhưng chủ nhân ngôi nhà muốn giữ lại rất nhiều đồ cũ theo phong cách cổ điển, điều này thách thức thẩm mỹ tổng thể của công trình. Cuối cùng, kiến trúc sư tạo ra một không gian được giải phóng, chứa cả cũ và mới.
Với ngôi nhà này, kiến trúc sư muốn thể hiện những ý tưởng mới về cấu hình không gian trong bối cảnh địa phương.
Nguồn: Báo xây dựng