Nhà máy giấy vệ sinh Nhật Bản: Tái chế đủ loại nguyên liệu, không cần tách kim loại

Nhà máy giấy vệ sinh Nhật Bản: Tái chế đủ loại nguyên liệu, không cần tách kim loại

Đức Lượng –  Thứ hai, 29/11/2021 17:24 (GMT+7)

Corelex Shinei (Nhật Bản) sở hữu dây chuyền đặc biệt chuyên tái chế “rác thải linh tinh” – loại rác thải giấy được coi là không thể tái chế – để biến chúng thành các sản phẩm giấy chất lượng cao nhất.

tm-img-alt
Trụ sở của Corelex Shinei. Ảnh: ITN

Corelex Shinei là một trong những “nhà tiên phong trong lĩnh vực giấy vệ sinh không lõi” ở thành phố Fuji với khả năng sản xuất 1,3 triệu cuộn giấy vệ sinh mỗi ngày. Không chỉ đơn giản là một nhà máy sản xuất giấy vệ sinh, nhà máy này tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhưng không tạo gánh nặng quá mức cho môi trường. Đó là sản xuất giấy vệ sinh từ các loại giấy khó tái chế như nắp cốc mì, các loại vé và giấy có ghim. Ở nhiều nơi khác, chúng thường sẽ được đốt và tạo thành khói gây nguy hại cho môi trường.

Trước hết, các nguyên liệu thô được làm mềm một chút bằng cách rưới nước ấm, có chứa một số hóa chất để giúp phân hủy tất cả mọi thứ. Thậm chí bìa các-tông vẫn được để nguyên như cũ, và ngay cả kim loại hay nhựa cũng không cần loại bỏ trước đó. Vì không có gì là nhà máy này không thể xử lý được. Mọi thứ sau đó được chuyển “Tháp lão hóa”-  nơi nguyên liệu được giữ trong khoảng 12 giờ. Bước này giúp dễ dàng tách giấy ra khỏi những thứ ngẫu nhiên khác có thể đã lẫn vào nó. Sau đó, lực ly tâm được sử dụng để loại bỏ kim loại và các vật cứng như dây buộc, chất kết dính. Trong khi đó nhựa sẽ nổi ra khỏi hỗn hợp và mực in cũng được loại bỏ cùng một lúc. Giấy sẽ được rửa, khử trùng và tẩy trắng để tạo thành giấy vệ sinh cao cấp. Toàn bộ quá trình kể trên được vận hành hoàn toàn tự động.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích