Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm nay
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm nay
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với một thách thức nước ngọt nghiêm trọng trong mùa khô 2023-2024, theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
Lượng nước ít, ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và nắng nóng làm tăng xâm nhập mặn, đặt ra những thách thức lớn cho an ninh nguồn nước và sản xuất trong khu vực.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô này có khả năng xuất hiện mưa trái mùa ở mức thấp, cùng với nhiệt độ tăng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1,5 độ C. Điều này dự kiến sẽ làm gia tăng bốc hơi và nhu cầu sử dụng nước của cây trồng và vật nuôi, đặt ra nguy cơ thiếu hụt nước ngọt trong mùa khô.
Tuy vậy nguồn nước đổ về ĐBSCL chủ yếu phụ thuộc 95% vào dòng chảy từ thượng lưu sông Mê-Kông (bên ngoài lãnh thổ), chỉ có 5% từ nội sinh trong nước. Điều này khiến cho việc giải quyết vấn đề xâm nhập nặm càng trở nên khó khăn.
Dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho thấy khả năng thiếu hụt nước trong mùa khô từ 10 – 15% so với trung bình nhiều năm. Nguy cơ này sẽ bắt đầu ngay từ đầu mùa khô, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và xa dòng chính của sông Cửu Long. Đặc biệt, xâm nhập mặn có thể xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm, khoảng 15 ngày, với mức độ mặn cao nhất dự kiến trong tháng Hai và tháng Ba.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã khuyến nghị các vùng ven biển của ĐBSCL, nơi xâm nhập mặn không thường xuyên, cần chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án ứng phó và tích trữ nước một cách hợp lý. Những khu vực như Gò Công (Tiền Giang), Bắc Bến Tre, Trà Vinh và hệ thống Long Phú – Tiếp Nhật (Sóc Trăng) được đánh giá là đặc biệt nằm trong tầm nguy cơ và cần lên kế hoạch ứng phó sớm, đặc biệt là trong việc tích trữ nước ngọt trước khi bị ảnh hưởng mặn. Các địa phương như Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc (tỉnh Bến Tre) và Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) cũng được nhắc nhở chuẩn bị cho những thách thức mùa khô năm nay.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị