Người trẻ chọn việc theo sở thích, chấp nhận sống tối giản để gần gũi gia đình
Người trẻ chọn việc theo sở thích, chấp nhận sống tối giản để gần gũi gia đình
Đi làm không thấy niềm vui, áp lực đè nặng khiến nhiều người chấp nhận nghỉ việc dù mức lương cao, sẵn sàng chịu mức lương thấp hơn tưởng tượng để tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp với bản thân mình.
Theo báo cáo gần đây của Zillow, người mua nhà ở Mỹ hiện
cần kiếm thu nhập thêm 80% so với trước dịch bệnh. Theo một cuộc khảo sát mới từ
công ty dịch vụ tài chính Bankrate, cần phải kiếm được hơn 186.000 USD mỗi năm
để đạt được sự an toàn tài chính. Hiện tại, chỉ có 6% người Mỹ trưởng thành kiếm
được số tiền đó.
Tuy nhiên, mức lương 8 con số tuy hấp dẫn nhưng có thể đi
kèm với khối lượng công việc cực kỳ nặng nề và rủi ro cao hơn, đến mức trong một
số trường hợp, nhân viên buộc phải lựa chọn giữa mức lương cao và sức khỏe tâm
thần của mình.
Bị choáng ngợp bởi “văn hóa đấu tranh” của công ty
Jean Kang, 31 tuổi, đã từng làm nhiều công việc khác nhau
tại các công ty công nghệ lớn và ban đầu cô thích những lợi ích từ mức lương cao
ngất ngưởng.
Cô chia sẻ: “Tôi tha hồ lựa chọn các đặc quyền công nghệ ở
mọi vị trí: lương cao, đồ ăn miễn phí, làm việc từ xa, đăng ký thành viên phòng
tập thể dục, mát-xa,…”.
Tuy nhiên, “văn hóa hối hả” của nơi làm việc khiến cô cảm
thấy vô cùng áp lực và bận rộn. Cô phải hoàn thành vượt mức nhiệm vụ và vượt
qua đối thủ để “sống sót”.
Kang cho biết cô đã gặp khó khăn khi nhận ra mình đang
làm việc cật lực cho một công việc mà cuối cùng chỉ giúp các công ty lớn kiếm
được nhiều tiền hơn.
Năm 2023, sau khi trải qua một đợt sa thải quy mô lớn,
Kang đã chọn rời bỏ công ty công nghệ lớn với mức lương hàng năm 300.000 USD và
trở thành nhà sáng tạo nội dung toàn thời gian và huấn luyện viên nghề nghiệp
làm việc từ xa.
“Bây giờ tôi làm việc 30 đến 40 giờ, đôi khi làm việc
vào cuối tuần, nhưng không phải vì tôi phải làm việc mà vì tôi muốn làm việc,
“nỗi ám ảnh ngày chủ nhật” trước đây của tôi cũng biến mất” – Kang nói.
Mắc chứng rối loạn hoảng sợ công việc
Eric Yu, 28 tuổi chia sẻ rằng trong hai năm đầu tiên làm
việc tại Facebook, anh là một sinh viên mới tốt nghiệp lạc quan, hào hứng với
công việc trong lĩnh vực công nghệ.
Nhưng khi sự mới lạ mất đi, nó được thay thế bằng sự lo lắng.
Anh không chỉ căng thẳng trong những ngày làm việc dài mà còn phải thức khuya để
hoàn thành nhiệm vụ. Dù vậy, anh cũng không tránh khỏi những lời chỉ trích gay
gắt từ các sếp. Cuối cùng, anh bị choáng ngợp và lên cơn hoảng loạn.
“Tôi đang ở thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời và mỗi
ngày đều giống như đau khổ. Tôi không biết mình đang làm gì và không biết tại
sao mình vẫn làm việc cho đến khi ông chủ nghiêm túc đặt câu hỏi về kết quả
công việc, tôi đã quyết định từ bỏ công việc kỹ thuật của mình”.
Eric Yu từng nghĩ sẽ không bao giờ rời bỏ công việc mức lương
370.000 đô la một năm, thậm chí cho rằng mình sẽ làm việc tại Meta cả đời.
“Rốt cuộc tôi nhận ra công việc ấy không dành cho mình. Hiện
tại tôi làm công việc môi giới bất động sản và sử dụng thời gian rảnh rỗi để
khám phá cuộc sống mà tôi thực sự mong muốn” – Eric Yu cho hay.
Bỏ việc ở McKinsey
Một cựu nhân viên giấu tên của McKinsey cho biết vị trí cộng sự của mình sẽ rất khó khăn nhưng
anh vẫn sẵn sàng kiên trì để trau dồi kỹ năng để nâng cao nghiệp vụ.
Tuy nhiên, điều anh không mong đợi là công việc của anh sẽ
tốn rất nhiều công sức: thiếu sự hướng dẫn, tiêu chuẩn cực kỳ cao, đồng nghiệp
xấu tính và những ca làm việc kéo dài 16 giờ đáng sợ.
“Công việc rất căng thẳng, tôi thường xuyên vừa ăn vừa làm
việc, hầu như không nhớ phải đi vệ sinh và sụt cân rất nhiều”.
Một năm sau, anh quyết định bỏ mức lương 200.000 USD, nghỉ
việc tại McKinsey để tập trung vào sức khỏe tâm thần của mình.
Sau khi từ chức, sức khỏe tinh thần của anh đã được cải, lần
này khi tìm việc, anh ưu tiên tìm kiếm những công ty quan tâm đến nhân viên của
họ, coi trọng sự hòa nhập và tôn trọng mọi người.
Trong xã hội hiện đại, lương cao là một trong những điều
kiện cần để có được hạnh phúc, nhưng không phải yếu tố duy nhất. Hạnh phú, được
cấu thành bởi sự cân bằng cả những yếu tố vật chất lẫn tinh thần. Để có hạnh
phúc khi làm công ăn lương, mỗi người phải tìm được sự cân bằng những yếu tố này.
Người trẻ hiện nay có xu hướng chọn công việc theo sở
thích, ít áp lực, không tăng ca để dành nhiều thời gian cho bản thân và gia
đình. Họ sẵn sàng từ chối mức lương cao, chấp nhận sống tối giản. Nhìn bề mặt, xu
hướng nhảy việc, từ chối việc nặng lương cao có vẻ như bất lợi, thậm chí khiến
nhiều nhà tuyển dụng e ngại, thiếu niềm tin vào sự cam kết của ứng viên là những
lao động trẻ nhưng xét về lâu dài lại có thể mang đến hiệu quả về năng suất lao
động.
Thay vì cạnh tranh để thành công, luôn đầu tắt mặt tối, bận
rộn nhưng không rõ lý do thì khi làm việc trong tâm thế nhẹ nhàng, điềm tĩnh với
niềm yêu thích thì dù là đang làm việc gì thì các người trẻ cũng sẽ thăng hoa
và sáng tạo hơn.