Người hay nói dối không thể giấu 8 dấu hiệu này
Người hay nói dối không thể giấu 8 dấu hiệu này
Những người nói dối cố gắng kéo dài câu chuyện bằng cách kể lan man. Những điều họ nói có thể sôi nổi nhưng không có thông tin quan trọng.
Sử dụng quá nhiều cử chỉ tay
“Tâm trí họ đang hoạt động quá nhiều, bao gồm cả việc dựng lên một câu chuyện, xem chúng có đáng tin hay không và bổ sung thêm tình tiết cho phù hợp”, một chuyên gia nói.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nói dối thường chuyển động bằng cả hai tay. Vì vậy, lần tới, hãy chú ý đến cử chỉ nếu bạn cảm thấy một người không thật lòng với mình.
Ảnh minh họa.
Không nói đủ hoặc nói quá nhiều
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng nếu bạn đặt câu hỏi, những người nói dối sẽ đưa ra ít chi tiết hơn những người nói sự thật. Không có những từ ngữ miêu tả trong một cuộc trò chuyện với những người không trung thực.
Những người nói sự thật cố gắng bám vào cùng một câu chuyện mỗi lần, trong khi những người nói dối thường tạo ra một câu chuyện khác trong khi không thêm chi tiết.
Mặt khác, chuyên gia xác định những người nói dối cố gắng kéo dài câu chuyện bằng cách kể lan man. Bài phát biểu của họ có thể sôi nổi nhưng không có thông tin quan trọng.
Chỉ ngón trỏ vào đối phương
Ảnh minh họa.
Khi một người nói dối trở nên thù địch hoặc phòng thủ, họ cố gắng khiến bạn cảm thấy mình sai và tập trung tấn công vào sự thiếu tự tin của bạn bằng cách chỉ tay. Những kẻ nói dối có thể đe dọa khi bạn không tin họ.
Một chân hướng ra ngoài
Đây có thể là một dấu hiệu của việc nói dối. Sự dao động trong hệ thống thần kinh tự chủ xảy ra trong khi lừa dối khiến họ cảm thấy lo lắng, muốn rời đi ngay.
Ảnh minh họa.
Trả lời chậm trễ
Nếu ai đó đợi hơn 5 giây để trả lời một câu hỏi, đó là một dấu hiệu nói dối. Người nói dối cũng có xu hướng kìm nén cảm xúc. Hãy chú ý xem liệu việc nói chậm là do họ đang cảm thấy mệt mỏi hay đó chỉ là cách nói chuyện bình thường. Nếu là hai trường hợp này, đừng dựa vào độ trễ để phát hiện nói dối.
Ảnh minh họa.
Sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng
Chiến thuật đánh lạc hướng bao gồm: chuyển hướng câu chuyện sang chủ đề khác, nói những câu vô nghĩa để làm bạn bối rối, trả lời bằng một câu hỏi khác như: “Tại sao tôi phải làm như vậy?”…
Di chuyển phần môi bên trái nhiều hơn
Chú ý đôi môi của người đối diện khi bạn đang nói chuyện. Nhếch mép bên trái dễ dàng hơn bên phải và nó gợi liên tưởng đến sự chế nhạo.
Ảnh minh họa.
Sử dụng từ ngữ truyền tải cảm xúc tiêu cực
Những người nói dối có xu hướng sử dụng lời nói tiêu cực hơn. Họ trông có vẻ lo lắng và phàn nàn trong khi những người nói sự thật hợp tác hơn. Bạn có thể nghe thấy nhiều từ ngữ truyền tải cảm xúc tiêu cực như buồn, ghét, vô giá trị.