Người có giáo dưỡng trên không kiêu ngạo, dưới không khom lưng

Người có giáo dưỡng trên không kiêu ngạo, dưới không khom lưng

Mỗi chi tiết trong cuộc sống thực sự là một phản ánh của giáo dục. Người có giáo dưỡng ở trên không kiêu ngạo, ở dưới không khom lưng, không tùy ý sai khiến người khác, không coi thường người kém hơn mình.

Hoa Kỳ đã thực hiện một thí nghiệm rất thú vị. Người thử nghiệm đã lắp đặt một camera ở một góc phố. Mọi người đi ngang qua đều rất yên tĩnh, tao nhã, thậm chí còn nhặt rác trên mặt đất. Nhưng khi camera giám sát được gỡ bỏ, ven đường và các ngõ ngách lại ngập tràn rác.

Có câu: “Ta đứng quay lưng về phía mặt trời, để không cho người khác nhìn thấy cái bóng ở phía sau lưng mình”. Mọi người trước mặt người khác sẽ có thói quen che đi khuyết điểm của mình và chỉ thể hiện mặt tốt. Tuy nhiên, sự giáo dưỡng của một người là không thể giả tạo được, thậm chí chỉ cần nhìn qua tiểu tiết có thể thấy được rõ ràng.

Những người thực sự thanh lịch không bao giờ phô trương sự vượt trội của họ. Họ sẽ không thể hiện những gì họ đã đạt được, cuộc đời họ đã sống, loại người họ đã gặp bởi vì họ không cần phải coi thường người khác để nâng cao bản thân.

Tác giả của “Harry Potter” J. K Rowling đã nói: “Học vấn thực sự của một người không phụ thuộc vào cách anh ta đối xử với những người cao hơn mình, mà phụ thuộc vào cách anh ta đối xử với những người thấp hơn mình”.

giao duong Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa. 

Người ta có thể có thái độ rất tốt khi đối mặt với cấp trên và những người có quyền thế hơn, bởi vì điều này liên quan trực tiếp đến lợi ích của anh ta. Nhưng một người thực sự cao quý, bất kể là đối với người cao hơn hay thấp hơn mình, đều có thể đối đãi một cách hòa nhã lịch sự.

Một người từng kể lại trải nghiệm của mình. Một lần, bà đến thăm một đồng nghiệp cấp dưới. Nhà đồng nghiệp có thuê một bảo mẫu, nhưng bảo mẫu này đã lớn tuổi, đi lại có chút bất tiện.

Vị đồng nghiệp này một mặt cười nói với khách đến nhà, trong khi hết lần này đến lần khác chỉ đạo bảo mẫu làm cái này cái kia.

Trước khi ra về, một sự cố ngoài ý muốn đã xảy ra khiến cô ấy vô tình nhìn rõ được một gương mặt khác của đồng nghiệp. Chuyện là sau khi đồng nghiệp phát hiện bàn ăn bằng kính bị ướt do bảo mẫu già đã không cọ rửa bằng kem đánh răng như yêu cầu của cô.

Đồng nghiệp liền tức giận, hằn học nói: “Mau lau bàn bằng kem đánh răng 3 lần, lau cho đến khi nhìn rõ được mặt bà mới thôi!”. Bảo mẫu già nơm nớp lo sợ, run rẩy lấy kem đánh răng từ trong phòng vệ sinh đi ra, lại không cẩn thận làm đổ chậu nước, cả người ngã lăn xuống đất.

Người đồng nghiệp thậm chí còn không chớp mắt, quay đầu mỉm cười chào tạm biệt bà. Ngay lúc đó, trong nội tâm bà rùng mình một cái, từ đó về sau không muốn tiếp xúc với người đồng nghiệp kia nữa.

Như một nhà văn đã nói: “Thái độ của bạn đối với kẻ yếu thể hiện giáo dưỡng của bạn”. Người có giáo dưỡng ở trên không kiêu ngạo, ở dưới không khom lưng, không tùy ý sai khiến người khác, không coi thường người kém hơn mình.

Người có giáo dưỡng luôn mang lòng trắc ẩn, tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương người khác từ trái tim. Người như vậy có thể nhận được sự ưu ái và tin tưởng lâu dài của những người xung quanh.

giao duong Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa. 

Mỗi chi tiết trong cuộc sống thực sự là một phản ánh của giáo dục

Giáo dưỡng là gì, dù bạn có làm gì đi chăng nữa, bạn vẫn luôn nghĩ về những người xung quanh. Sự cao quý của con người đến từ phẩm hạnh và tu dưỡng nội tâm. Quá trình ấy lại bắt nguồn từ những tình tiết nhỏ trong cuộc sống.

Ví dụ khi vứt rác, hãy nghĩ đến sự thuận tiện của người thu gom rác, khi lái xe vào những ngày mưa, hãy nghĩ đến việc nước có tạt vào người bên đường hay không, khi vào cổng hãy nghĩ xem bạn có va quệt không vào những người phía sau bạn.

Tôn trọng sự khác biệt của người khác, ngay cả khi bạn hoàn toàn không hiểu hành vi của họ.

Với người khác, đừng lúc nào cũng nói về khía cạnh độc nhất của bạn, kìm hãm sự vượt trội của bạn.

Không nên thăm dò chuyện riêng tư của người khác chứ đừng nói là công khai chuyện riêng tư của họ.

Đừng quá cảm xúc khi tiếp xúc với mọi người, cũng đừng tỏ thái độ khi bạn khó chịu.

Nếu bạn hỏi ai đó một vấn đề nhưng họ không trả lời, đừng cố gắng tra hỏi tới ngọn nguồn.

Tôn trọng những sở thích khác nhau và đừng tùy tiện đánh giá những gì người khác thích, Dù sở thích của bạn có thế nào thì đó cũng là của riêng bạn.

Khi giao tiếp với mọi người, đừng tùy tiện cắt ngang lời nói của người khác, đừng lúc nào cũng vô cảm, đừng nhìn mãi vào mắt.

Chú ý giữ khoảng cách đúng mực khi giao tiếp, đừng tùy tiện đập vào vai người khác, cũng đừng quá sát với cơ thể người khác.

Nhất định phải trả lời tin nhắn mà người khác gửi cho bạn, dù muộn một chút cũng không thành vấn đề.

Khi người phục vụ, người chuyển phát nhanh hay ai đó giúp đỡ gì cho bạn, hãy nhớ nói lời cảm ơn.

Bạn cũng có thể thích