Nghệ An: Những căn nhà lá dựng bằng nghĩa đồng bào cho người cách ly
Điểm Trường Tiểu học bản Chôm Lôm của xã Lạng Khê, hiện, đang được địa phương sử dụng làm khu cách ly y tế của xã. Khu cách ly này, có 3 nhà học với 6 phòng kiên cố. Nhà số 1 dành cho cán bộ quản lý và bộ phận phục vụ khu cách ly. 2 nhà còn lại đang sử dụng để đang cách ly cho 18 người.
Nguyên vật liệu đã được bà con vào nương, chọn những cây mét, nứa đã già, thẳng ưng ý nhất chặt về để làm cột kèo và phên, liếp. |
Những ngày qua, lượng người đăng ký về xã Lạng Khê trên 300 người. Do tiên lượng không đủ phòng để cách ly nên Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã thống nhất giao cho UBND xã triển khai làm 13 phòng dã chiến bằng tre nứa để mở rộng quy mô khu cách ly đề phòng thiếu chỗ ở.
Hơn 1.000 hộ dân của xã đã đi lấy lá cọ trên rẫy về và đan thành 2 thớt tranh, dài 1,5 mét, nộp cho từng bản. |
Ngay sau khi có chủ trương làm nhà tạm, 7/7 bản đã thông báo toàn dân nên mọi người đồng tình hưởng ứng. Lực lượng tham gia thi công trực tiếp được ban quản lý bản chọn từ 5 đến 7 người. Trong đó, ưu tiên những người có kinh nghiệm làm nhà tranh tre.
Ngay sau khi có chủ trương làm nhà tạm, 7/7 bản của xã Lạng Khê đã thông báo toàn dân nên mọi người đồng tình hưởng ứng. |
Nguyên vật liệu đã được bà con vào nương, chọn những cây mét, nứa đã già, thẳng ưng ý nhất được chặt về để làm cột kèo và phên, liếp. Riêng về phần tranh lợp, xã huy động mỗi hộ đóng góp 2 thớt tranh.
Lực lượng tham gia thi công được ban quản lý bản chọn từ 5 đến 7 người, ưu tiên những người có kinh nghiệm làm nhà tranh tre. |
Hơn 1.000 hộ dân của xã đã đi lấy lá cọ trên rẫy về và đan thành 2 thớt tranh, dài 1,5 mét, nộp cho từng bản. Chỉ trong buổi sáng, hàng ngàn thớt tranh đã được tập kết.
Những cây mét già, thẳng ưng ý nhất được bà con chặt về để làm cột, kèo. |
Còn bộ phận hậu cần phục vụ thì đã có Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… của địa phương này tham gia. Họ làm từ khâu chặt nứa, mét vận chuyển, đến nấu nước phục vụ và trực tiếp “thi công” nhà. Tất cả đều tham gia trên tinh thần “làm chỗ ở để đón người thân của mình về nhà”.
Với tay nghề cùng với lòng nhiệt huyết, đồng bào nơi đây đã làm nơi ở của những người xa quê một cách chắc chắn. |
Ông Lô Văn Quang ở bản Boong vui vẻ: “Sau khi xã thông báo chủ trương làm nhà tạm để cách ly cho con em ở xa về, người dân rất nhiệt tình hưởng ứng. Ai có gì góp nấy, thậm chí là góp thêm. Tất cả vì chỗ ở cho con em mình khi về quê và vì sự an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 của cộng đồng”.
Do điều kiện của xã miền núi này còn nhiều khó khăn, vật liệu tại địa phương lại sẵn có nên UBND xã đã quyết định làm những ngôi nhà cách ly bằng tranh tre, nứa, lá. Chủ trương đề ra đã được nhân dân 7/7 bản làng trong xã ủng hộ, nhất trí cao.
Điều kiện của xã miền núi này còn nhiều khó khăn, trong khi vật liệu tại địa phương lại sẵn có nên xã đã quyết định làm những ngôi nhà cách ly bằng tranh tre, nứa, lá. |
Chỉ trong vòng 2 ngày (ngày 3 và 4/8), vừa tập kết vật liệu vừa tổ chức thi công, đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã hoàn thành dãy nhà dã chiến gồm 13 phòng. Mỗi phòng rộng 2m, dài 3,5m, có thể sử dụng được cho từ 1 đến 2 người. Dãy nhà lá này còn được bố trí hợp thành hình chữ U với khu nhà kiên cố của điểm Trường Tiểu học thuộc bản Chôm Lôm để dễ vận hành khi sử dụng.
Chỉ trong vòng 2 ngày (ngày 3 và 4/8), vừa tập kết vật liệu vừa tổ chức thi công, đồng bào dân tộc Thái nơi đây đã hoàn thành dãy nhà dã chiến gồm 13 phòng. |
Ông Kha Văn Kiên, Bí thư Đảng ủy xã Lạng Khê chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô, theo quy định, chỉ người về cùng 1 đợt, cùng 1 vùng thì mới được ở chung. Đằng này, họ về rải rác nên không thể sắp xếp ở cùng 1 chỗ. Chưa kể, nếu mở thêm khu cách ly khác thì lực lượng quản lý và phục vụ của xã không đủ người. Do đó, xã phải làm nhà tạm để giải quyết khó khăn về chỗ ở và cũng để thuận lợi cho công tác quản lý cách ly tập trung 1 chỗ. Vừa qua, lãnh đạo huyện Con Cuông cũng xuống kiểm tra khu cách ly, sau khi xem khu nhà tre nứa do đồng bào nơi đây làm, lãnh đạo huyện cũng đánh giá cao.
Nguồn: Báo lao động thủ đô