Ngắm khu vườn Ngự uyển nổi tiếng trong 20 thắng cảnh đất Thần kinh
Vườn Ngự uyển Thiệu Phương rất nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp thứ 2 trong danh mục 20 thắng cảnh đất Thần kinh – cố đô Huế.
Vườn Thiệu Phương là một trong những vườn ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh. |
Thiệu Phương viên là một trong 4 Ngự uyển trong Hoàng thành, gồm Thiệu Phương Viên, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Doanh Châu. Vườn được xây dựng từ năm 1828, thời Minh Mạng, ở phía đông, bên trong cửa Hưng Khánh, thuộc Tử Cấm Thành. |
Nhiều hòn giả sơn, hoa thơm cỏ lạ trong khu vườn. Nhưng do những nguyên nhân lịch sử, khu vườn này đã bị triệt giải từ đầu thời vua Ðồng Khánh (1886-1889) và để trong tình trạng hoang phế mãi đến ngày nay. |
Trong những nỗ lực nhằm khắc phục các “không gian trắng” tại Tử Cấm Thành và phục hồi các khu vườn ngự của thời Nguyễn, từ giữa năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Hội Nghệ thuật mới (Pháp) tổ chức một Hội thảo khoa học để bàn luận và tìm ra phương hướng cho việc xây dựng dự án phục hồi khu vườn này. |
Thiếu nữ chụp ảnh trong khu vườn tuyệt đẹp. |
Thiếu nữ dạo khúc đàn trong khu vườn thơ mộng. |
Hai em nhỏ chụp ảnh trước tấm bình phong vườn ngự uyển. |
Những dấu tích ở khu vườn. |
Nền xưa lối cũ. |
Dưới thời Nguyễn, vườn Thiệu Phương được xem là một trong những Ngự uyển tiêu biểu nhất trong Hoàng cung, vườn được vua Thiệu Trị xếp làm thắng cảnh thứ 2 của đất Thần kinh, gắn liền với bài thơ Vĩnh Thiệu Phương Văn nổi tiếng. |
Tao nhân mặc khách giữa khu vườn Ngự uyển được xem là nổi tiếng nhất nhì thời xưa. |
Một góc kiến trúc vườn ngự uyển Thiệu Phương. |
Những công trình trong khu vườn Ngự uyển Thiệu Phương như các ngôi đình, điện, trường lang, nhà thủy tạ cho vua đến ngắm cảnh thư giãn… |
Phía nam vườn là khu Duyệt Thị Ðường; phía bắc qua hồ Ngọc Dịch là Ngự Viên; phía tây là Thanh Hạ Thư Lâu (sau là Thái Bình Lâu) và phía đông là bờ tường phía đông của Tử Cấm thành. Quanh vườn có tường gạch bao bọc, cửa chính mở về phía nam. Vườn nổi tiếng với kiểu cấu trúc “vạn tự hồi lang, tức có hồi lang hình chữ “Vạn” nằm ở trung tâm chạy ra 4 phía. |
Nguồn: Báo xây dựng