Nếu nhựa được lựa chọn, thì đây là hành trình mà bất cứ chai nhựa nào cũng muốn
Nếu nhựa được lựa chọn, thì đây là hành trình mà bất cứ chai nhựa nào cũng muốn
Thử tưởng tượng nhựa có thể lên tiếng, chắc hẳn không chai nhựa nào muốn mình trở thành rác thải cô độc, phải tồn tại bất đắc dĩ hàng ngàn năm đâu!
Nhựa là một loại vật liệu vốn quen thuộc với cuộc sống. Nhưng do được sử dụng không đúng cách, nhựa trở thành rác thải và vô tình kiêm luôn danh hiệu “tội đồ” của môi trường. Và nếu bạn cũng đang định buộc tội nhựa, thì hãy khoan…! Câu chuyện nhỏ về hành trình của nhựa dưới đây sẽ khiến bạn phải nghĩ lại đấy!
Hành trình chính thức bắt đầu…
Đó là ngày tôi chào đời tại nhà máy – ngày tôi thấy mình có ích nhất. Cảm giác mình là nhân vật chính của một cuộn phim phiêu lưu ly kỳ vậy. Một thế giới mở ra và tôi được làm quen với nhiều anh em chai nhựa khác tại khắp quầy siêu thị. Và rồi…
Tôi gặp cậu, được cậu mua về. Từ lúc đó, ngày nào tôi cũng được ở cạnh cậu. Dù là đi chơi, đi học hay ở nhà… tôi luôn giúp cậu xua tan cơn khát và lấy lại tinh thần sảng khoái nhất. Cậu còn tự hào giới thiệu tôi cho bạn bè nữa. Chúng ta thật là một bộ đôi ăn ý. Cứ ngỡ những khoảnh khắc hạnh phúc ấy sẽ chẳng bao giờ chấm dứt.
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn. Cùng nhau trải qua bao nhiêu chuyện càng khiến giây phút chia xa chẳng dễ dàng chút nào. Tôi nhớ cậu bạn của mình.
Tôi cứ nghĩ vậy là hết…
Ngờ đâu tôi lại được các cô chú lao công đưa về nhà máy tái chế. Vì là chai nhựa trong suốt nên tôi được ưu tiên tái chế trước các chai nhựa có màu. Rất nhanh quy trình tái chế kết thúc. Tôi được tái sinh và trở về góc siêu thị, háo hức với những hành trình mới…
Ngày ấy cũng đến!
Gặp lại cậu rồi!!! Lần này, tôi thật sự hạnh phúc vì hiểu rằng tình bạn này sẽ mãi bền lâu như chính vỏ chai nhựa trong suốt của tôi vậy. Bởi dù thế nào, tôi vẫn được mang đi tái chế và quay về với cậu bạn của tôi.
Chai nhựa tôi đây chẳng mong gì hơn một vòng đời đơn giản và ý nghĩa thế thôi. Được sử dụng đúng mục đích, được phân loại, rồi tái sinh để tiếp tục hành trình của mình. Vì vậy bạn hãy nhớ phân loại rác thải nhựa, để những vỏ chai nhựa như tôi lại có thêm một vòng đời hữu ích.
Triển khai Chiến lược “Vì một thế giới không rác thải”, Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030, thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì mà công ty bán ra trên toàn cầu; đến năm 2025, đạt tỉ lệ 100% bao bì có thể tái chế; và đến năm 2030, sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm của công ty.
Năm 2019, Coca-Cola Việt Nam đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350ml, 500ml và 1500ml). Năm 2020, Coca-Cola là công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 500ml) tại thị trường Việt Nam. Năm 2021, công ty đã thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt dễ tái chế cho các sản phẩm Sprite, qua đó, thúc đẩy hoạt động tái chế chai Sprite tại địa phương. Công ty cũng đưa thông điệp “Tái chế tôi” lên bao bì sản phẩm của tất cả các thương hiệu thuộc Coca-Cola nhằm khuyến khích người tiêu dùng chung tay vào các hoạt động hỗ trợ tái chế bao bì sau khi sử dụng sản phẩm.
Coca-Cola cũng hợp tác cùng các công ty khác thành lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) với mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua phát triển quy trình thu gom và tái chế bao bì theo hướng dễ tiếp cận và bền vững hơn tại Việt Nam. Công ty phối hợp tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận “The Ocean Cleanup”, triển khai hệ thống làm sạch sông ngòi Interceptor chạy bằng năng lượng mặt trời tại 15 con sông từ nay đến cuối năm 2022, trong đó có hệ thống sông ngòi tại Cần Thơ, Việt Nam.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị