NASA phóng thiết bị giám sát ô nhiễm không khí

NASA phóng thiết bị giám sát ô nhiễm không khí

Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã phóng thiết bị đầu tiên có khả năng bay lơ lửng trên khu vực Bắc Mỹ để theo dõi tình trạng ô nhiễm đô thị.

Thiết bị giám sát ô nhiễm khí thải tầng đối lưu (TEMPO) được gắn vào một vệ tinh liên lạc thương mại, sẽ lơ lửng ở độ cao 36.000 km phía trên Bắc Mỹ, quay theo quỹ đạo đồng bộ với vòng quay của Trái đất. Đây là một trong 3 công cụ địa tĩnh sẽ cùng nhau theo dõi ô nhiễm không khí trên phần lớn Bắc bán cầu. Hàng giờ, các phép đo quy mô khu phố có thể làm sáng tỏ nguồn gốc và hành vi của sương mù và các chất gây ô nhiễm không khí.

Các cảm biến của TEMPO phát hiện những khác biệt nhỏ trong ánh sáng phản xạ khi ánh sáng mặt trời chiếu vào các phân tử trong khí quyển và bị hấp thụ ở các bước sóng cụ thể. Nó có thể theo dõi các thành phần chính của khói bụi như ôzôn, nitơ điôxit, lưu huỳnh điôxit, brom và các phân tử hữu cơ như formaldehyde, cùng các hạt nhỏ trong không khí được gọi là sol khí.

TEMPO sẽ đo các chất gây ô nhiễm trên một lưới mịn 2,1×4,5 km, giúp các nhà khoa học lần theo dấu vết của chúng tới các nguồn như ống khói, ống xả và núi lửa. Đặc biệt, thiết bị này có thể đo đến những vùng tương đối nhỏ, khoảng vài km, đây là bước đột phá lớn bởi trước khi TEMPO xuất hiện các vệ tinh khác chỉ có thể đo đạc trong phạm vi khoảng 160 km2.

tm-img-alt
Sương mù bao phủ TP Mexico sẽ được xem xét kỹ lưỡng từ quỹ đạo sau khi một cảm biến của NASA được phóng vào không gian (ảnh: Science).

Các nhà khoa học sẽ dựa vào mô hình máy tính kết hợp với dữ liệu phân tán từ vệ tinh và trạm mặt đất để ước tính mức độ ô nhiễm không khí. Ở những khu vực không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí, TEMPO có thể giúp cải thiện các dự báo được sử dụng để cảnh báo sức khỏe cộng đồng.

Trong vài năm tới, Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ phóng vệ tinh Copernicus Sentinel-4 để thực hiện giám sát không khí ở châu Âu và Bắc Phi. Vệ tinh này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện đầu tiên về chất lượng không khí trên toàn bộ bán cầu bắc, cho phép các nhà khoa học theo dõi cách ô nhiễm di chuyển trên một khoảng cách rất xa.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích