Nâng cao năng lực thử nghiệm an toàn mỹ phẩm

Mỹ phẩm đang dần trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại, chúng không chỉ phục vụ cho mục đích làm đẹp mà còn có tác dụng chăm sóc sức khoẻ. Các sản phẩm mỹ phẩm hiện đang lưu hành trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, công năng, thương hiệu, mẫu mã, kéo theo đó chất lượng của sản phẩm cũng là một biến số.

Việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không an toàn trong thời gian dài đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như: gây teo da, phản ứng da, viêm da dị ứng tiếp xúc…, tác dụng phụ toàn thân là ức chế trực tiếp lên tuyến yên-thượng thận, thậm chí có thể gây ung thư.

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng gây tác hại xấu đến sức khỏe

Vì thế, công tác kiểm soát chất lượng của nhóm sản phẩm này cần được đẩy mạnh và quan tâm đúng mức. Ngày 02/9/2003, Chính phủ Việt Nam đã ký “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý và sử dụng mỹ phẩm”. Ngày 20/01/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BYT “Quy định về quản lý mỹ phẩm” gồm 11 chương, 53 điều và được điều chỉnh thành văn bản hợp nhất 07 – 07/VBHN-BYT ban hành ngày 16/03/2021 – Thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm.

Công tác đánh giá chất lượng mỹ phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cả hệ thống kiểm nghiệm nhằm kiểm soát các chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự an toàn của mỹ phẩm. Trong đó, quan trọng nhất là việc kiểm soát sự hiện diện của các chất trong danh mục cấm hoặc bị giới hạn về nồng độ, hàm lượng cho phép cũng như các vi sinh vật có hại hoặc gây hư hỏng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường.

Ngoài ra, để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật không mong muốn, hiệu quả ức chế vi sinh vật của các chất bảo quản cũng cần được đánh giá để đảm bảo chất lượng trong suốt vòng đời của sản phẩm. Tổ chức ASEAN cho đến nay mới chỉ ban hành được 8 phương pháp hòa hợp chung bao gồm: định tính và định lượng một số kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg; tretinoin, 2-phenoxyethanol, một số alkyl 4-hydroxybenzoat (nhóm paraben), hydroquinon, một số chất màu cấm và một số glucocorticoid trong mỹ phẩm.

Thời gian qua, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) với vai trò là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm và năng lực chuyên môn kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Tất cả phương pháp thử mà QUATEST 3 đã triển khai và đưa vào áp dụng đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về ngưỡng hàm lượng quy định theo các tiêu chuẩn của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Hình 1: Hệ thống thiết bị ICP-OES và AAS để phân tích Pb, Cd, As, Hg trong mỹ phẩm.

Hình 2: Hệ thống thiết bị HPLC- UV để phân tích các chỉ tiêu bảo quản, kháng khuẩn và chất làm trắng da trong mỹ phẩm.

Nhóm các chỉ tiêu được QUATEST 3 phát triển trong thời gian qua bao gồm 02 nhóm:

Nhóm 1: Các chỉ tiêu thử nghiệm theo phương pháp thử của tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, khu vực ASEAN và thế giới như TCVN, ACM dành cho các chỉ tiêu hoá lý; tiêu chuẩn ISO dành cho các chỉ tiêu vi sinh.

Nhóm 2: Các chỉ tiêu thử nghiệm theo phương pháp thử do QUATEST 3 nghiên cứu và xây dựng (QUATEST 3 Method) dựa trên các nghiên cứu trên thế giới, quy định về yêu cầu kỹ thuật của tổ chức quản lý và bảo vệ người tiêu dùng của Châu Âu (SCCS) và Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Tên chỉ tiêu thử nghiệm

Phương pháp thử áp dụng

Tiêu chuẩn quy định

Ngưỡng hàm lượng quy định theo tiêu chuẩn

Nhóm chỉ tiêu ACM Method và TCVN:

– Paraben bao gồm 09 cấu tử methyl, ethyl, propyl, butyl, isopropyl, Isopropyl, Isobutyl, Phenyl, Benzyl, Pentyl paraben

– Phenoxy ethanol

– Hydroquinone

– Các steroid

ACM INO 03

ACM INO 04

ACM 007

ACM THA 05

TCVN 13644:2023

TCVN 13645:2023

TCVN 13646:2023

TCVN 13647:2023

– Quy định số: 6577/QLD-MP ban hành ngày 13/04/2015
– Danh mục II – Danh sách các hợp chất không được dùng trong mỹ phẩm của Ủy ban Mỹ phẩm ASEAN

– Văn bản hợp nhất 07 –  07/VBHN-BYT ban hành ngày 16/03/2021 – Thông tư quy định về quản lý Mỹ phẩm

– Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).

–  05 paraben (Isopropyl, Isobutyl, Phenyl, Benzyl, Pentylparaben) không được dùng trong mỹ phẩm).

– Phenoxyethanol: Không quá 2 %

– Hydroquinone: Không quá 2 %

– Các steroid: Không được phép

– Hg không quá 1 mg/kg

– As không quá 5 mg/kg

– Pb không quá 20 mg/kg

Nhóm chỉ tiêu do QUATETS 3 nghiên cứu và xây dựng:

– Formaldehyde tự do

– Nhóm Thiazolinone (MIT+ MCT)

– Nhóm Triclosan (Triclocarban và triclosan)

QUATEST 3

method

 

– Quy định số: 6577/QLD-MP ban hành ngày 13/04/2015 của Cục Quản lý Dược – Bộ Y Tế dành cho nhóm thiazolinone

– Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS) của Liên minh Châu Âu

– Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)

-Formaldehyde và các dẫn xuất của formaldehyde: không quá 0,2 % đồi với mỹ phẩm và không quá 0,1 % đồi đối với các sản phẩm vệ sinh răng miệng

– Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%;

– Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong mỹ phẩm

– Triclocarban không quá 0,2 % (mỹ phẩm), 1,5 % (chất tẩy rửa)

 -Triclosan không quá 0,2 % (nước súc miệng), không quá 0,3 % (mỹ phẩm)

Nhóm chỉ tiêu vi sinh

– Tổng số vi sinh vật đếm được

– P. aeruginosa

– S. aureus

– C. albicans

– E. coli

 

ISO method

 

Văn bản hợp nhất 07 –  07/VBHN-BYT ban hành ngày 16/03/2021 – Thông tư quy định về quản lý Mỹ phẩm

– Tổng số vi sinh vật đếm được : Sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc: không được quá 500 cfu/g

– P. aeruginosa: Sản phẩm khác: không được quá 1000 cfu/g

– S. aureus,  C. albicans,  E. coli: Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử

Ngoài các chỉ tiêu được quy định trong các văn bản trên, QUATEST 3 còn triển khai thêm phương pháp đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của sản phẩm mỹ phẩm nhằm giúp thử nghiềm khả năng bảo quản của các chất trong mỹ phẩm.

Với năng lực thử nghiệm đã được công nhận theo ISO/IEC 17025 bởi Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA), QUATEST 3 có thể hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát chất lượng các sản phẩm mỹ phẩm đang lưu hành trên toàn quốc. Đồng thời, giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình, từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm, qua đó bảo vệ thương hiệu của chính mình cũng như đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

QUATEST 3 là đơn vị uy tín được nhiều Bộ, ngành chỉ định; Năng lực toàn diện, thực hiện trọn gói các dịch vụ đã đăng ký theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP; ISO/IEC 17025; Hệ thống phòng thí nghiệm với thiết bị hiện đại, được chỉ định là phòng thử nghiệm chuẩn ASEAN trong lĩnh vực vi sinh, là phòng thứ nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm, dư lượng thuốc bảo về thực vật…

Quý khách hàng khi có nhu cầu phân tích nhanh nhóm steroid trong các mẫu mỹ phẩm và các phép thử khác có thể liên hệ với QUATEST 3 để thực hiện việc thử nghiệm, QUATEST 3 sẽ trả kết quả nhanh chóng trong vòng 02 ngày.

Địa chỉ liên hệ:

Phòng Dịch vụ Khách hàng Thí nghiệm

ĐT: 0251 3836212 – số nội bộ 3100 (Đăng ký dịch vụ) hoặc 3250 (Phòng Thử nghiệm Hóa để tìm hiểu thêm về kỹ thuật)

Email: [email protected] & [email protected]

Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu 7:30 – 16:00

Trí Nguyên

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích