Nam Phi kỳ vọng vào hiệp ước khí hậu mang lại nguồn tài trợ hàng tỷ đô la

Nam Phi kỳ vọng vào hiệp ước khí hậu mang lại nguồn tài trợ hàng tỷ đô la

MTĐT –  Thứ sáu, 28/10/2022 16:13 (GMT+7)

Nam Phi kỳ vọng gói tài chính khí hậu trị giá 8,5 tỷ USD mà nước này đang đàm phán với một số quốc gia phát triển sẽ thu hút thêm nguồn vốn đáng kể để giúp nước này chuyển đổi năng lượng

Theo Daniel Mminele, một cựu giám đốc ngân hàng trung ương được chỉ định dẫn đầu các cuộc đàm phán cho Nam Phi cho biết, Chính phủ đang thảo luận về kế hoạch chuyển đổi năng lượng trên phạm vi rộng trong 5 năm tới với Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Liên minh Châu Âu như một bước hướng tới việc đảm bảo nguồn vốn, vốn sẽ chi trả cho một phần đầu tư cần thiết được đưa ra trong đề xuất.

Hiệp ước này là chìa khóa để Nam Phi bắt đầu đóng cửa phần lớn các nhà máy nhiệt điện than cũ và thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nó cũng đưa ra các đề xuất để khởi động các ngành công nghiệp xe điện và hydro xanh tại địa phương.

Các chi tiết của kế hoạch sẽ được công khai tại cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Ai Cập vào tháng tới và sẽ có sự phân tích về quỹ do các đối tác cung cấp.

Theo báo cáo của 22 Climate Home cho biết 97% số tiền sẽ ở dạng cho vay và bảo lãnh, phần còn lại là tài trợ là không chính xác.

Đề xuất hoạt động dựa trên việc xem xét quy mô nhu cầu của Nam Phi trong 5 năm trong ba lĩnh vực đã xác định và xác định khoảng cách tài trợ. Điều này sẽ hướng dẫn việc huy động thêm nguồn tài trợ. Về cơ bản, nó hỗ trợ những gì Nam Phi cần làm để đạt được kết quả tham vọng nhất.”

Ngoài việc thay thế các nhà máy đốt than và mở rộng lưới điện để cho phép bổ sung năng lượng mặt trời và năng lượng gió ở những vùng xa xôi của đất nước, Nam Phi còn muốn phát triển ngành công nghiệp xe điện. Các lô hàng xe động cơ đốt trong, chủ yếu đến châu Âu, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Đồng thời, ngành công nghiệp hydro xanh sẽ khai thác tiềm năng năng lượng mặt trời và gió dồi dào của Nam Phi và đưa quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu nhiên liệu sạch được kỳ vọng là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới. Hydro xanh được sản xuất bằng cách tách nước bằng năng lượng tái tạo.

Hiệp định tài trợ nếu được ký kết thành công, có thể là mô hình cho các thỏa thuận tương tự với các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào than khác như Indonesia và Việt Nam.

Đại Phong (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích