Nam Định xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”

Nam Định xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn phòng cháy, chữa cháy”

Để đạt “Tỉnh an toàn PCCC”, tỉnh Nam Định đã giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở, tới tận các khu dân cư với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”.

Từ sự chủ động đăng ký của địa phương, ngày 26/1, Bộ Công an đã phê duyệt, chọn Nam Định là tỉnh triển khai điểm mô hình “Tỉnh an toàn PCCC”.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 10/4 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn PCCC”, ngày 12/4, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về việc xây dựng “Tỉnh an toàn PCCC”.

tm-img-alt
Công an tỉnh Nam Định tổ chức thực hành chữa cháy tại trường học

Theo kế hoạch, Tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào về PCCC. Cụ thể, tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền xây dựng “Tỉnh an toàn PCCC” đến từng cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; thiết lập đường dây nóng phản ánh, kiến nghị, hướng dẫn bảo đảm an toàn về PCCC.

Đổi mới các hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ về PCCC và CNCH, về an toàn sử dụng điện; chú trọng sử dụng công nghệ thông tin, mạng internet, mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền, đảm bảo 100% người dân sử dụng thuần thục thiết bị chữa cháy được trang bị.

Tổ chức ký cam kết với 100% hộ gia đình chấp hành các quy định về an toàn PCCC, đồng thời phát hành cẩm nang, tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện;

100% các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC, Tổ liên gia an toàn PCCC tự xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, thực tập thuần thục phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Phấn đấu mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy và sử dụng thuần thục các thiết bị chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm được trang bị; 100% hộ gia đình có nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh tham gia Tổ liên gia an toàn PCCC (hoàn thành trước 30/6/2024).

Tiếp tục xây dựng và duy trì các mô hình PCCC: Tổ liên gia an toàn PCCC; Điểm chữa cháy công cộng; Khu dân cư an toàn PCCC; Cụm doanh nghiệp an toàn PCCC… Xây dựng thí điểm mô hình Trung tâm giáo dục cộng đồng về PCCC và CNCH tại địa bàn thành phố Nam Định; sơ kết, tổng kết và nhân rộng tại các địa bàn huyện.

Kế hoạch yêu cầu, 100% người đứng đầu chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cơ sở phải nắm rõ chức trách, nhiệm vụ về công tác PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật; 100% các đảng viên, công chức cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; người đứng đầu các tổ chức, ban, ngành đoàn thể của xã, thôn, xóm, tổ dân phố phải được tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC.

100% các hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên (có năng lực, sức khỏe) được tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm.

100% cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên hàng năm được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC.

Kế hoạch cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, người dân tổ chức thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về công tác PCCC và CNCH; Tổ chức Hội nghị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn PCCCC”; Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực, giúp việc từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện; Tổ chức ký cam kết với 100% cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định về PCCC và CNCH, đồng thời tích cực vận động người thân, gia đình và Nhân dân nơi cư trú tự giác thực hiện.

Tăng cường kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chủ hộ gia đình trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH.

Kế hoạch yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác PCCC-CNCH ở địa phương, đơn vị; xác định PCCC-CNCH là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về PCCC-CNCH theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý…

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích