Mẹ 8x áp dụng “kỷ luật thép” không cho con trai lớp 8 dùng smartphone sớm, kết quả thế nào?

Mẹ 8x áp dụng “kỷ luật thép” không cho con trai lớp 8 dùng smartphone sớm, kết quả thế nào?

Bé Bin nhà chị Mỹ Hằng chưa được mẹ cho phép dùng smartphone riêng, thời gian đó, bé Bin đã có cơ hội tham gia nhiều hoạt động phù hợp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa”, mỗi mẹ lại có một cách giáo dục con khác nhau, miễn sao con có được sự phát triển tốt nhất, có những kỹ năng thiết yếu để kết nối, để bảo vệ bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống.

Empty

    Chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng, bà mẹ 8x tại Hà Nội được nhiều chị em thể hiện sự ái mộ thông qua cách dạy con mang tên “Mẹ Hổ”. Chị từng giữ chức vụ trưởng phòng trong một công ty có tiếng, song, áp lực và sự bận rộn quá lớn đã lấy đi nhiều thời gian chị dành cho các con. Bởi thế, chị Hằng đã xin nghỉ việc, tìm kiếm một hướng đi khác để gần con nhiều hơn.

Bà mẹ 8x định hướng giáo dục con trai theo phương pháp làm bạn trong khuôn khổ, tuân thủ nguyên tắc đúng – đáng. Dạy con đúng kiểu “mẹ hổ”, yêu thương nhưng không nuông chiều.

“Những nhu cầu cơ bản của con như ăn, mặc, học tập, sách truyện, mình không bao giờ tiếc tiền, luôn sẵn sàng đáp ứng. Nhưng những thứ lứa tuổi vị thành niên của con chưa cần thiết phải sử dụng thì mình sẽ nhất quyết chưa đầu tư, ví dụ như smartphone chẳng hạn”, chị Hằng chia sẻ.

Empty

Bà mẹ nghỉ việc trưởng phòng để đồng hành cùng con

Khi được hỏi, liệu những nguyên tắc đó có cứng nhắc, có phần lạc hậu so với xu thế phát triển chung hay không, chị Mỹ Hằng thẳng thắn: “Mỗi gia đình sẽ có những điều kiện, quan điểm giáo dục khác nhau, mỗi đứa trẻ cũng lại có những tính cách khác nhau nữa nên mọi phép so sánh đều là khập khiễng. Với quan điểm giáo dục của mình, khi con đang ở lứa tuổi nhạy cảm, mất tập trung và tò mò với nhiều thứ mới lạ trên mạng xã hội, việc kiểm soát khắt khe sẽ giúp con tránh được nhiều hệ lụy. Nếu chỉ để nghe gọi cho bố mẹ thì 1 chiếc điện thoại có chức năng nghe gọi là tốt rồi. Ở nhà, các thiết bị phục vụ học tập vẫn luôn đủ mà”.

Để con trai hiểu được những tâm sự của mình và không so sánh với những bạn đã dùng smartphone ở lớp, chị Mỹ Hằng đã dành thời gian trò chuyện cùng con, giải thích rõ ràng khi nào con cần dùng smartphone và tại sao các mạng xã hội kể cả Facebook đều khống chế lứa tuổi của người dùng.

“Con nghe xong rất tán thành quyết định của mẹ. Thời gian rảnh của Bin đều được sử dụng vào những hoạt động rất thiết thực và bổ ích cho con: vẽ tranh, học đàn, nấu ăn, phụ mẹ việc nhà, chăm em cùng mẹ,…”, chị Hằng cho hay.

Empty

Chị Hằng áp dụng “kỷ luật thép”, hạn chế cho con dùng smartphone

Nhờ việc hạn chế dùng smartphone, Bin rất thích những hoạt động ngoại khóa khác, lúc này, việc tham gia các chương trình kết nối với mẹ, việc cùng mẹ đi siêu thị, tới lớp vẽ tranh cuối tuần,… đều trở thành sự giải trí thú vị của Bin. Chính điều đó đã trở thành sợi dây kết nối mạnh mẽ giữa hai mẹ con.

Có lần, Bin quên sách ở nhà. Nếu có điện thoại mang theo, chắc chắn Bin sẽ cuống quýt gọi mẹ mang tới. Nhưng hay thay, khi đó, cậu bé đã tự giải quyết sự cố của mình bằng việc xuống thư viện trường, thuyết phục cô văn thư cho mượn sách và đem trả lại ngay sau tiết học.

Chị Hằng cho biết thêm, khi Bin làm một việc gì đó quá lâu, chị sẽ không lao vào giúp con ngay, mà sẽ hướng dẫn nhẹ nhàng hoặc quan sát để chỉ con cách làm đúng, làm nhanh hơn. Như vậy sẽ rèn được ở con sự chủ động, cũng như ở những lần làm kế tiếp, con sẽ có kết quả tốt hơn.

Empty

Bin thường phụ mẹ việc nhà, trông em

Thời gian dịch dã kéo dài, học online là chủ yếu, Bin ở nhà đã giúp mẹ nấu cơm, rửa bát, quét nhà, chơi với em,… Nhờ thế mà chị Mỹ Hằng lại càng thêm phần an tâm để làm việc hiệu quả hơn, tận hưởng cuộc sống vui vẻ hơn.

Những trẻ quá lạm dụng điện thoại di động có thể trở nên tách biệt với xã hội. Dành nhiều thời gian cho việc nhắn tin và mạng xã hội đồng nghĩa với việc ít giao lưu với bạn bè. Một vài bậc phụ huynh muốn con không thua kém bạn bè nên đã để con sử dụng điện thoại một cách thoải mái và thiếu đi sự quan tâm đúng mực. Nếu con bất cẩn cung cấp thông tin cho kẻ xấu thông qua điện thoại thì lúc đó bố mẹ có ngăn cấm thì sự việc cũng đã trở nên quá muộn.

Empty

Nhờ những nguyên tắc riêng trong việc dạy con chị Hằng có nhiều thời gian cho bản thân

Mặc dù có những nguyên tắc riêng của bản thân, song, chị Hằng luôn khuyến khích và định hướng theo đuổi đam mê riêng. “Mẹ chỉ nên đóng vai trò là người đồng hành, định hướng thêm giúp con thôi. Các mẹ nên quan sát để nhận biết đâu là đam mê, là năng khiếu của con, đâu chỉ là những sở thích nhất thời. Có như vậy mới trở thành điểm tựa kiên cố cho các con được.”

Nhìn những hình ảnh vui tươi của chị Mỹ Hằng và con trai, chắc chắn nhiều người sẽ thấy các giáo dục “Mẹ Hổ” này hoàn toàn hợp lý và cần thiết đối với con trẻ đấy nhé, nhất là trong thời đại 4.0 lợi bất cập hại này!

Bạn cũng có thể thích