Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại để tránh ngộ độc
Đặc điểm của cây lộc mại
Cây lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Ở nước ta, cây lộc mại còn được gọi với một số tên khác như là lục mại, mọ trắng, rau mại hay rau mọi. Cây lộc mại cũng có nhiều loại như lộc mại trái láng, lộc mại nhỏ, lộc mại lá dài.
Cây nhỏ, cao 2 – 3m, có nhiều cành nhỏ, giòn. Đặc biệt trên mặt thân và cành có những bì khổng hình châm trảng lâm tấm.
Lá đơn, có cuống, có lá kèm, mép có răng cưa đều,dài 10 – 20cm, rộng 5 – 10cm. Hoa đực có cuống, mọc thành bông dài 10 – 20cm, thõng xuống.
Hoa cái nhỏ li ti mọc đơn độc hay thành từng đôi, hầu như không cuống. Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngấn lì.
Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngắn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 8.
Cây mọc chồi và ra nhiều lá non từ cuối mùa xuân cho đến hết mùa hè.
Để làm thuốc dân gian thường dùng lá. Lá hái hầu như quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Một số địa phương còn dùng lá non nấu canh ăn.
Cây lộc mại thường mọc hoang ở khắp các vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, ở độ cao dưới 700m, suốt từ Lào Cai tới Kiên Giang.
Cây ưa ánh sáng và có thể sống được trên nhiều loại đất. Thường thấy mọc rải rác hay thành đám khá liên tục ở dưới chân đồi, ven nương rãy, ven đường đi hoặc trên các nương rãy cũ do đất cằn bỏ hoang lâu ngày.
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, lộc mại có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng (liều nhỏ), tẩy (liều lớn), tiêu độc, sát trùng. Dùng chữa táo bón, đau bụng, kiết lỵ, vàng da,.
Thường dùng với liều 10 – 20g lá khô hoặc 20 – 40g lá tươi, sắc uống. Dùng ngoài: lá nấu nước đặc ngâm rửa chữa lở ngứa.
Bài thuốc sử dụng lộc mại.
Tại châu Âu người ta dùng làm thuốc tẩy cho phụ nữ có thai và làm cho cạn sữa. Còn dùng làm thuốc thông tiểu cho những người bị bệnh gút và bệnh Brai (Bright). Châu Âu dùng dưới dạng thuốc mật hay thụt (trẻ em 10 đến 40g, người lớn 30-60g). Có khi dùng sắc 20g trong một lít nước để thụt.
Thông mật, nhuận tẩy (chống táo bón)
Hái lá tươi, rửa sạch, hong khô; ép hoặc giã nát vắt lấy 30ml dịch lá, mật ong 30g, trộn đều, đun sôi. Lọc, chia ra uống trong ngày. Dùng trong trường hợp bị táo bón và tiêu hóa kém do giảm tiết mật.
Đau dây thần kinh tọa
Lộc mại 30g, từ trường khanh (Cynanchum paniculatum) 18g, dây đau xương 30g, cơm cháy 30g, sắc nước uống.
Đau lưng
Lộc mại 15g, ngũ gia bì gai 30g, mò mâm xôi 30g, sắc nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cây lộc mại
Nếu dùng lá cây lộc mại với số lượng lớn có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp sau khi ngộ độc lá lộc mại đó là:
Nhịp tim nhanh
Người mệt yếu, da xanh
Ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
Đái rắt, đái buốt.
Nước tiểu màu đỏ do một loại sắc tố trong lá cây lộc mại gây ra.
Khi bị ngộ độc lá cây lộc mại, cần dùng thuốc nhuận để tống hết chất độc ra, thuốc kích thích chung toàn thân.
Tóm lại cây lộc mại là loại thảo dược có độc tính cao, do đó trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để việc sử dụng mang đến kết quả tốt.
Theo Thương hiệu Sản phẩm
Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu