Lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế

Lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế

MTĐT –  Thứ hai, 18/10/2021 17:14 (GMT+7)

Sự hồi phục và bứt phá của thị trường bán lẻ nội địa từ nay tới cuối năm 2021 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế. 

Cùng với khôi phục sản xuất, hoạt động thương mại với những giải pháp đồng bộ ngay khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư được kiểm soát. Sự hồi phục và bứt phá của thị trường bán lẻ nội địa từ nay tới cuối năm 2021 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế. 

Thị trường “ấm” lại

Những ngày này, 48 cửa hàng và 2 nhà máy, với gần 900 cán bộ, công nhân của Công ty cổ phần Thời trang GenViet tại khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam nhộn nhịp không khí sản xuất, kinh doanh. Giám đốc marketing Công ty cổ phần Thời trang GenViet Nguyễn Đức Hùng thông tin: “Ngay khi trở lại trạng thái “bình thường mới”, chúng tôi đã tái khỏi động toàn bộ hệ thống cửa hàng kèm các chương trình ưu đãi, kích cầu tiêu dùng, tập trung kinh doanh nhằm bù đắp cho các tháng phải nghỉ do giãn cách xã hội và lấy lại đà tăng trưởng”. 

Đánh giá sau khi trở lại trạng thái “bình thường mới” sức mua sẽ sớm hồi phục, hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ cũng chủ động tổ chức các chương trình tuần hàng theo nhiều chủ đề, trong đó tập trung vào nhóm nhu yếu phẩm. “Hệ thốngVinMart/VinMart+ đã tăng cường kết nối với các địa phương trên cả nước để thu mua nông sản chất lượng cao, đồng thời tổ chức khuyến mại kích thích sức mua của người dân”.

Năm 2021, bên cạnh việc theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và cung cầu, giá cả hàng hóa thiết yếu, Bộ sẽ triển khai nhiều giải pháp kích cầu, đẩy mạnh thị trường nội địa. Tiêu biểu như chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”, các chương trình bình ổn, kích cầu dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022… Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết.

“Từ nay đến cuối năm 2021, Sở Công thương Hà Nội sẽ phối, hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường quảng bá, kết nối để đưa hàng hóa Việt Nam vào các hệ thống phân phối, đồng thời thực hiện 26 sự kiện lớn triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn thành phố, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin.

Ngay sau khi các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 được nới lỏng, hầu hết hệ thống phân phối, bán lẻ, các cửa hàng lớn, nhỏ đã nhanh chóng trở lại kinh doanh. Theo Bộ Công thương, tổng mức bán lẻ hảng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9-2021 tăng 6,5% so với tháng 8-2021.

Còn Sở Công thương Hà Nội cho biết, cùng với việc ban hành hướng dân các cơ sở thương mại, dịch vụ thực hiện các quy định bảo đảm kinh doanh an toàn, Sở đã phối họp với UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố đôn đốc các trung tâm thương mại, siêu thị… thực hiện nghiêm công tác phòng dịch, đồng thời tiếp tục bảo đảm nguồn hàng, bình ổn giá cả.

Tuy còn nhiều khó khăn song thực tế cho thấy, hoạt động bán lẻ hàng hóa đang dần “ấm” lại với nhiều tín hiệu khả quan, là động lực quan trọng để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Kích cầu tiêu dùng nội địa

Thời gian tới, nhu cầu mua sắm hàng hóa được dự báo sẽ tăng cao. Bộ Công thương dự kiến sức mua tăng từ nay tới cuối năm 2021 sẽ bù đắp cho quý III vừa qua, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm 2021 tăng khoảng 3-4% so với năm 2020.

Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc Khúc Tiến Hà cho hay, hệ thống VinMart/VinMart+ sẽ tăng sản lượng hàng hóa, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, các tuần lễ hàng hóa thiết yếu định kỳ 2 lần/tháng, với nhiều ưu đãi.

Trong khi đó, theo đại diện Công ty cổ phần Thời trang GenViet, để đến gần hơn với người tiêu dùng, công ty sẽ đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nhiều phân khúc khách hàng. Ngoài hệ thống cửa hàng và website hiện có, công ty sẽ mở rộng mạng lưới phân phối, đưa sản phẩm lên kệ của các siêu thị, nhà phân phối trung gian, đại lý…

Với kế hoạch cụ thể cho mùa mua sắm cuối năm, Sở Công Thương Hà Nội cho biết sẽ triển khai 43 sự kiện lớn nhằm kích cầu thị trường nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố. Sở cũng triển khai 15 nội dung của “Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội” năm 2021 ngay trong tháng 11 tới, khuyến khích các doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng để tăng sức mua.

Với các sở, ngành liên quan trưởng cường quảng bá, kết nối để đưa hàng hóa Việt Nam vào các hệ thống phân phối, đồng thời thực hiện 26 sự kiện lớn triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 trên địa bàn thành phố”, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin.

Theo Bộ Công thương, năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường nội địa đã phát huy vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2021, bên cạnh việc theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 và cung cầu, giá cả hàng hóa thiết yếu, Bộ sẽ triển khai nhiều giải pháp kích cầu, đẩy mạnh thị trường nội địa.

Tiêu biểu như chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”, các chương trình bình ổn, kích cầu dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022… Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho biết, các giải pháp nêu trên nhằm tăng tổng cầu, thúc đấy tiêu dùng nội địa, kết nối giữa người mua và người bán, giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa thuận lợi, giá rẻ.

Nhấn mạnh tới vai trò của thương mại điện tử trong tiêu dùng nội địa, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Thị Minh Huyền nêu quan điểm: “Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, việc kết hợp phương thức phân phối hiện đại, thương mại điện tử và phương thức phân phối truyền thống là giải pháp tất yếu, căn cơ cho hoạt động kết nối cung cầu, bao đảm luu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng”.

Tạo nền tảng phát triển lâu dài

Nông nghiệp xanh, phát triển bền vũng hiện đã trở thành mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi, trong đó có Việt Nam, bởi đây là đòi hỏi tất yếu của khách quan. Có thể thấy, những hệ lụy từ việc phát triển “Nóng” nền nông nghiệp trong thòi gian qua đã bộc lộ những tác hại khôn lường.

Đó là ô nhiễm nguồn nước, giảm đa dạng sinh học, suy thoái đất… Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, phát triển tự phát, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá trị không cao, thu nhập của người sản xuất bấp bênh.

Ý thức được nông nghiệp xanh không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, mà còn là hướng đi ưu việt để vừa bảo đảm an ninh lương thực, thân thiện môi trường, vừa tăng cường xuất khẩu nông sản ra thế giới, những năm qua, ngành Nông nghiệp nước ta đã có những thay đổi căn bản trong chiến lược phát triển. Các tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội) đều hướng nền sản xuất đạt các tiêu chuẩn ngày càng cao như: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… Từ đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao…

tm-img-alt
Nông nghiệp xanh đã mang lại không phải chỉ lợi ích vật chất trước mắt mà còn là sự bảo đảm cho phát triển bền vững của toàn xã hội. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Những nỗ lực trên ngày càng khẳng định rõ sản xuât nông nghiệp là “bệ đỡ”của nền kinh tế. Đặc biệt, dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, nhưng 9 tháng năm 2021, ngành Nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 2,74%; xuất khẩu nông sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020, nhiều sản phẩm đã giành được thị phân ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, liên minh châu Âu…

Rõ ràng, nông nghiệp xanh đã mang lại không phải chỉ lợi ích vật chất trước mắt mà còn là sự bảo đảm cho phát triển bền vững của toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững vừa là nhiệm vụ cấp thiết, lại vừa mang tính định hướng lâu dài.

Để thực hiện hiệu quả, trước mắt, các tỉnh, thành phố phải xây dựng được quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp phù hợp với đặc thù và gắn kết với các mục tiêu phát triển của địa phương. Quy hoạch của mỗi địa phương phải rõ lộ trình, mục tiêu và hài hòa trong tổng thể phát triển với ngành Nông nghiệp cả nước, của vùng miền. Thực hiện tốt điều này sản xuất nông nghiệp sẽ đi đúng quỹ đạo, cân đối được cung cầu, giúp thị trường phát triển ổn định.

Ở tầm vĩ mô, ngành Nông nghiệp phải xây dựng được thể chế, chính sách về đất đai, tín dụng, cơ chế hỗ trợ về vốn, công nghệ phù hợp với yêu cầu phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện cho nông sản nước ta vào được những thị trường mà Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Điều quan trọng lúc này là các cấp, các ngành thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, cùng bàn bạc, tìm biện pháp hóa giải những bất cập đang ngăn trở quá trình phát triển.

Dù có cơ chế, chính sách, công nghệ…, nhưng con người chưa thay đổi được tư duy thì mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, bền vững sẽ còn rất xa vời. Do đó, các doanh nghiệp, họp tác xã và mỗi người nông dân phải thay đổi cung cách làm ăn. Trong đó, sản xuất phải gắn với thị trường; thay vì làm theo kiêu đối phó, hãy tự giác thực hiện các yêu cầu, tiêu chuẩn sản xuất sạch, an toàn. Bên cạnh đó, các chủ thể cần liên kết chặt chẽ để sản xuất hàng hóa quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi nhằm tiếp cận gần hơn với nền sản xuất văn minh, hiện đại.

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, sản xuât nông nghiệp xanh là chiến lược quan trọng để nông nghiệp Việt Nam chuyển đổi về chất, tạo nên tảng phát triển lâu dài.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
            Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội
    

Tài liệu tham khảo:
    1.Lam Giang “Lực đẩy cho tăng trưởng”. Báo HNM 17/10/2021
    2. Thiện Mỹ“Tạo nền tăng phát triển bền vững”. Báo HNM 18/10/2021.
    

.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích