Long An: Thu giữ gần 30.000 chai dầu gió giả mạo nhãn hiệu
Cụ thể, lực lượng công an phát hiện Shop chuyên kinh doanh, buôn bán dầu gió nhãn hiệu nước ngoài (Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc) trên sàn thương mại điện tử Shopee có tên “Mũm Shop – Chuyên Dầu Gió” với khoảng 3.200 người theo dõi, có nhiều dấu hiệu nghi vấn buôn bán hàng giả nên tập trung xác minh, điều tra.
Lực lượng kiểm tra phát hiện ra nhiều bao bì, vỏ chai dầu gió giả mạo
Công an bắt quả tang Trương Thế An, Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Gia Hạo đang thực hiện hành vi sản xuất dầu gió giả. Công an thu giữ tang vật gần 30.000 chai dầu các loại giả mạo nhãn hiệu EAGLE BRAND MEDICATED OIL; trong đó có 21.000 chai thành phẩm, còn lại đã bơm rót chất lỏng vào chai nhưng chưa dán tem nhãn.
Ngoài ra, công an còn thu giữ nhiều nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho việc sản xuất hàng giả, gồm: 110.000 vỏ chai dầu; 1,8 tấn vỏ hộp dầu; 630 chai dầu đã chứa nước dầu chưa đóng nắp chai; 183kg tem dán; 217kg giấy hướng dẫn sử dụng; 184kg màng co, cùng các loại thiết bị, vật tư sang chiết dầu, đóng chai, đóng hộp, nhiều thùng chứa hóa chất phục vụ sản xuất dầu gió…
Qua làm việc, đối tượng Trương Thế An thừa nhận cầm đầu việc sản xuất dầu gió giả, là người trực tiếp mua nguyên liệu gồm các loại hóa chất, hương liệu để phối trộn theo tỷ lệ thích hợp và bơm vào chai làm dầu gió giả.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã tiến hành bắt tạm giam 2 bị can là Trương Thế An (30 tuổi, thường trú thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) và Hoàng Văn Hưng (19 tuổi, thường trú huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai).
Liên quan đến vấn đề giả mạo nhãn hiệu, theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này; Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Bảo Linh (t/h)